Vào mỗi mùa Tết Trung Thu, ta thường thấy các đoàn múa sư tử, múa sư tử Trung Thu đến từng nhà trong đường sư tử, ngõ xóm để biểu diễn. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của nước ta và là hoạt động mà các bé nhỏ vô cùng háo hức, mong chờ mỗi dịp lễ hội trăng rằm.
Các hình thức múa sư tử Trung Thu
Múa sư tử được chia thành 2 loại chính, chúng thường được nhắc đến với tên gọi: “Thiên tài địa bảo”.
Đầu tiên là “thiên tài”, hình thức múa sư tử này chỉ các hoạt động mà chân của người múa sư tử không chạm đất ví dụ như: Mai Hoa Thung, sư tử leo cột,…
Thứ hai là “địa bảo”, những hình thức múa gắn liền với tên gọi này luôn được biểu diễn trên mặt đất ví dụ như: Đại triển hồng đồ (múa sư tử ăn dưa hấu), Ngũ phúc lâm môn (sư tử ăn 5 trái quýt),…
Các điệu múa sư tử Trung Thu cổ truyền
Điểm qua điệu múa như Sư Tử Du Hành, màn biểu diễn này biểu trưng cho hạnh phúc, may mắn, phát đạt và thành công nên luôn là được lựa chọn để biểu diễn vào dịp lễ Trung Thu với hy vọng sẽ mang đến sự may mắn, hanh thông trong công việc, cuộc sống.
Với điệu múa Cao không hái lộc, theo những người làm nghề lâu năm, điệu múa này xuất phát từ Việt Nam và hiện đang được các nước Đông Nam Á du nhập về nước họ để biểu diễn trong các dịp lễ quan trọng. Các nghệ sĩ múa sư tử còn cho biết, cây tre họ sử dụng để biểu diễn có ngụ ý biểu đạt cho những phẩm chất tốt đẹp của Việt Nam ta như kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ nhưng cũng không thiếu phần mềm dẻo khi cần. Vậy nên đây cũng là tiết mục múa sư tử Trung Thu không thể thiếu mỗi dịp trăng rằm.
Thêm một điệu múa hay xuất hiện mỗi đêm trăng rằm “Mai Hoa Thung”, điệu múa này nói về những tuyệt kỹ trong nghệ thuật múa sư tử Trung Thu. Đây là biểu diễn kết hợp giữa hai người, người múa ở đầu sư tử và người múa đuôi, điệu múa này đòi hỏi kĩ thuật của nghệ sĩ biểu diễn phải chuẩn để có thể vừa kết hợp giữa các động tác múa uyển chuyển vừa di chuyển trên các thanh cột cao.
Ý nghĩa của số sư tử góp mặt trong từng màn biểu diễn
Với màn múa Độc chiếm ngao đầu (một con sư tử biểu diễn) thể hiện tài tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, diễn tả cho sự uy nghi của một tráng sĩ hùng dũng, hiên ngang chiến đấu. Tiếp theo là màn biểu diễn Song hỷ (hai con sư tử cùng biểu diễn) thể hiện sự gắn kết, nương tựa như vợ với chồng, các mảnh ghép không thể thiếu nhau như đất trời, âm dương hòa hợp.
Với điệu múa Tam Anh (Ba con sư tử cùng múa) diễn tả 3 vị tướng tài Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong lịch sử Trung Quốc. Theo sử ghi lại, 3 vị này có tình cảm vô cùng khăng khít, ăn chung mâm, ngủ cùng giường và cùng nhau hùng dũng chiến đấu. Màn biểu diễn cuối cùng là Tứ Quý hưng long (Bốn con sư tử cùng múa) gồm bốn đầu sư tử trắng, vàng, đỏ, đen biểu trưng cho 4 mùa trong năm hay 4 phương đông tây nam bắc, điệu múa này diễn tả hy vọng viên mãn, hạnh phúc, trường thọ và an yên.
Vậy là Mykingdom đã cùng bạn tìm hiểu về những màn múa sư tử Trung Thu vô cùng đặc sắc. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thể giải đáp các thắc mắc của các bé nhỏ mỗi khi nhìn thấy những màn múa sư tử đêm trăng rằm cũng như giúp bạn biết thêm những kiến thức vô cùng thú vị nhé.