Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng đối với trẻ em trong học tập và đời sống. Việc luyện tập cho trẻ ngay từ nhỏ sẽ là chìa khóa giúp trẻ tự tin giao tiếp và phát biểu ý kiến trước đám đông. Bài viết này của Mykingdom sẽ chia sẻ cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình một cách hiệu quả.
Tại sao trẻ nên rèn luyện kỹ năng thuyết trình từ sớm?
Dạy trẻ kỹ năng thuyết trình từ bậc tiểu học không chỉ là trang bị một kỹ năng sống thiết yếu mà còn là hành trang quý báu giúp trẻ phát triển toàn diện cho đến lúc trưởng thành.
Thuyết trình không chỉ là trình bày thông tin mà còn là nghệ thuật giao tiếp, là cầu nối giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân, chia sẻ ý tưởng và thuyết phục người khác. Việc thường xuyên được luyện tập thuyết trình sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy logic, sắp xếp thông tin một cách mạch lạc, và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Hơn thế nữa, kỹ năng thuyết trình còn là nền tảng vững chắc cho nhiều kỹ năng khác như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Vì vậy việc phát triển kỹ năng thuyết trình từ sớm có thể từ những buổi thảo luận sôi nổi trên lớp, những bài thuyết trình đầy hứng khởi, cho đến những cuộc đối thoại hàng ngày với bạn bè và gia đình, kỹ năng thuyết trình luôn đồng hành cùng trẻ, giúp trẻ tự tin thể hiện cá tính và khẳng định bản thân trong quá trình lớn.
Cách dạy trẻ tiểu học kỹ năng thuyết trình
Một số bí quyết giúp trẻ tiểu học rèn luyện kỹ năng thuyết trình một cách hiệu quả:
Tạo điều kiện cho phép trẻ trình bày ý tưởng trước người khác
Có rất nhiều cách để tạo điều kiện cho trẻ trình bày ý tưởng của mình. Đó có thể là những buổi thuyết trình nhỏ tại nhà, những buổi chia sẻ trong lớp học hay tham gia các hoạt động sáng tạo cùng bạn như những trò chơi nhập vai, láp ráp mô hình,... Qua các hoạt động này, trẻ sẽ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, lãnh đạo và đặt câu hỏi. Đồng thời, việc nhận trao đổi từ người khác sẽ giúp trẻ hoàn thu thập thông tin của mình và học hỏi thêm nhiều điều mới.
Dạy trẻ tương tác trực tiếp và cởi mở với trẻ về các vấn đề trong cuộc sống
Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ chia sẻ đặt câu hỏi về những điều đang diễn ra xung quanh chúng giúp trẻ cảm thấy được lắng nghe và cho lời khuyên. Từ đó, trẻ có cơ hội học hỏi từ kinh nghiệm của người lớn và biết cách đưa ra quyết định đúng đắn. Trẻ sẽ trở nên tự tin, độc lập và có khả năng thích nghi tốt với môi trường xung quanh.
Luyện tập cho trẻ thói quen sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng mắt
Ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng mắt đóng vai trò quan trọng đối với kỹ năng thuyết trình. Tạo cuộc thảo luận trò chuyện với bạn bè bằng cách việc sử dụng các trò chơi nhìn khẩu đoán từ ngữ. Điều này giúp trẻ tự tin và giao tiếp bằng mắt trực tiếp và tạo ấn tượng tốt và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng. Ngược lại, nếu trẻ tránh giao tiếp bằng mắt hoặc có những cử chỉ thiếu tự tin, điều đó có thể khiến người khác cảm thấy khó chịu hoặc không tin tưởng.
Cho trẻ đọc nhiều sách và nghe bài diễn thuyết để tích lũy thông tin
Yếu tố quan trọng để luyện tập kỹ năng thuyết trình
Sau đây là những yếu tố ba mẹ cần lưu lý để giúp con cải thiện kỹ năng thuyết trình một cách tốt nhất:
Tạo sự thư giãn thoải mái
Trẻ thường có xu hướng căng thẳng trước đám đông và nói bập bẹ, không rõ lời. Vì. vậy bạn hãy động viên để giúp trẻ thả lỏng và có tâm thế thoải mái nhất có thể. Trước buổi thuyết trình, trẻ chỉ nên đơn giản chỉ là ngồi yên một chỗ và hít thở sâu.
Bố mẹ có thể tập cho bé đứng thẳng lưng, nở nụ cười tự tin, và giao tiếp bằng mắt với mọi người. Bé dễ dàng thể hiện sự tự tin ra bên ngoài để cảm thấy thoải mái hơn mà còn khiến người nghe chú ý vào bài thuyết trình.
Giữ sự tự tin
Để thuyết trình thành công, sự tự tin là chìa khóa vạn năng. Ba mẹ hãy tập trung luyện tập cho trẻ đứng trước đông đảo mọi người giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân, giọng nói chắc chắn, ánh mắt giao tiếp trực diện. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật như hát, MC, nhảy giúp giúp bé thể hiện sự tự tin một cách hiệu quả hơn.
Mở đầu ấn tượng khi thuyết trình
Luyện tập cho trẻ cách dẫn chuyện một cách gây ấn tượng từ ban đầu. Một mở đầu ấn tượng không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tạo ra một kết nối sâu sắc với người nghe. Giúp trí tưởng tượng của bé trở nên phong phú hơn bằng cách đưa bé tham gia triển lãm, khi bước vào căn phòng, điều đầu tiên trẻ nhìn thấy sẽ quyết định ấn tượng ban đầu về bức tranh đó và mở ra lời nhận xét về một bức tranh hay bức tượng. Tương tự như vậy, bé sẽ hình dung được mình nói gì trước mọi người và dẫn bài bài thuyết trình phong phú hơn
Trình bày lưu loát
Ba mẹ nên đầu tư vào việc rèn luyện kỹ năng nói của trẻ một cách lưu loát, rõ ràng, mạch lạc bằng cách đọc nhiều sách và kể lại cho bạn nghe. Bên cạnh đó, việc kết hợp ngôn ngữ cơ thể tự tin, biểu cảm sinh động sẽ giúp tạo ra sự tương tác hiệu quả với trẻ.
Tương tác và đặt câu hỏi
Ba mẹ nhớ dặn dò trẻ lưu ý tương tác với người nghe và tập cách đặt câu hỏi sau mỗi bài thuyết trình. Hành động này sẽ tạo ra những cuộc thảo luận sôi nổi, giúp đề tài của bé trở nên thu hút người nghe hơn. Bên cạnh đó, khi nhận được ý kiến của người nghe giúp trẻ thu thập thông tin và cải thiện bài thuyết trình của mình.
Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ khai thác tiềm năng và tố chất của trẻ cũng như nhận ra những khuyết điểm về khả năng giao tiếp, chứng sợ đám đông ngay từ sớm. Từ đó, ba mẹ và nhà trường có thể đưa phương pháp khắc phục tạo môi trường cho trẻ phát triển toàn diện.