EQ thấp là gì? EQ thấp thường ảnh hưởng đến việc con người nhận biết, kiểm soát hay diễn đạt cảm xúc của bản thân, khiến họ không thể thấu hiểu cảm xúc của người khác. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến việc bé có eq thấp?
EQ thấp là gì và những dấu hiệu của bé có chỉ số EQ thấp
EQ là chỉ số được các nhà khoa học công nhận là vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của con người. Vậy EQ thấp là gì và đâu dấu hiệu chính cho thấy bé có EQ thấp?
EQ thấp là gì?
Trước khi tìm hiểu EQ thấp là gì, bạn cần hiểu về khái niệm EQ. EQ (emotional quotient) còn được gọi là trí tuệ cảm xúc, EQ quyết định cảm xúc của con người và hành vi của người đó. Vậy nên EQ thấp là chỉ người thiếu khả năng nhận thức cảm xúc (của cả bản thân và của người khác), không biết cách điều chỉnh cảm xúc cũng như không thể nào đồng cảm, thấu hiểu được người khác.
Dấu hiệu của bé có chỉ số EQ thấp là gì?
- Luôn tự cho bản thân mình là đúng
EQ thấp là gì? Các bé có EQ thấp thường luôn tự cho những suy nghĩ của mình là đúng. Các bé luôn đề cao ý kiến của bản thân và bác bỏ các quan điểm không giống bé. Kể cả tất cả lập luận đều chứng minh ý kiến đó sai thì bé vẫn khăng khăng bản thân mình là đúng.
- Không thể kiềm chế cảm xúc của bản thân
Khi ta đi sâu trong việc tìm hiểu về khái niệm EQ thấp là gì, ta còn biết thêm một dấu hiệu của những bé có EQ thấp là khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình. Bé hay tức giận với những vấn đề rất nhỏ, cơn tức sẽ kéo dài khá lâu mà chính bé cũng không hiểu vì sao mình bị như vậy.
- Trốn tránh các vấn đề mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống
Các bé có EQ thấp thường không dám đối mặt với vấn đề mà mình gặp phải, bé luôn trốn tránh lỗi sai của mình bằng cách nói lảng đi chuyện khác hay biến mất khỏi vấn đề cho đến khi bạn bè, người thân của bé quên đi vấn đề đó.
Cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến EQ của bé?
Cha mẹ là tấm gương của con cái, trẻ sẽ học theo cách nói chuyện và hành vi của người lớn. Ví dụ như khi bé đang chơi bộ lắp ráp LEGO nhưng không thể lắp được, bé tức giận quăng đồ chơi. Nếu cha mẹ quát mắng thì khi lớn lên trẻ cũng sẽ vô cùng tức tối và giận dữ khi người khác làm sai. Ngược lại, khi cha mẹ nhẹ nhàng hỏi con: “Con đang tức giận phải không? Tại sao con lại tức giận?” và vỗ về thì con sẽ nhận ra hành vi của mình là sai, dần dà trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và chỉ số EQ cũng tăng lên.
Nếu cha mẹ tôn trọng cảm xúc của trẻ, không quát mắng khi con buồn bã thì bé cũng dần học được cách đối xử tương tự với người khác. Việc phụ huynh răn đe nhẹ nhàng nhưng vẫn nghiêm túc khi bé làm sai cũng giúp con biết cách xử lý tâm lý sợ hãi, nóng giận của mình đúng cách, từ đó xử sự chuẩn mực hơn với những người xung quanh.
Thông qua bài viết tìm hiểu về EQ thấp là gì? Ta biết được rằng trí tuệ cảm xúc EQ là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Vậy nên cha mẹ nên rèn luyện cho bé có EQ cao từ nhỏ để bé có thể giao tiếp thuận tiện hơn nhé.