Những câu đố vui Trung Thu không chỉ giúp trẻ em rèn luyện trí tuệ và sự nhanh nhạy, mà còn mang đến những giây phút giải trí sôi động và đầy ý nghĩa. Bé sẽ hiểu thêm về ý nghĩa của Tết Trung Thu thông qua loạt câu đó dưới đây.
Đố vui Trung Thu cung cấp thêm kiến thức
- Tết Trung Thu còn được biết đến với cái tên khác, đó là gì?
- Tết Trông Trăng
- Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồng
- Cả hai đáp án trên đều đúng.
- Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu?
- Việt Nam
- Trung Quốc
- Nhật Bản.
- Tết Trung Thu được tổ chức ở các quốc gia nào?
- Các quốc gia Đông Nam Á
- Tất cả các quốc gia Châu Á.
- Phần lớn ở các quốc gia Đông Á.
- Vì sao các nước ở Châu Âu và Châu Mỹ không vui Tết Trung Thu?
- Vì họ không thích
- Vì họ chỉ dùng Lịch Mặt Trời.
- Tết Trung Thu là ngày Tết dành cho ai?
- Thiếu niên nhi đồng
- Tất cả mọi người
- Cho tất cả Thanh Thiếu Niên
- Hai nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong Tết Trung Thu là ai?
- Chị Hằng và Thỏ ngọc
- Chú Cuội và Thỏ Ngọc
- Chú Cuội và chị Hằng.
- Theo truyện cổ tích dân gian Việt Nam, thì ai là người đầu tiên lên mặt trăng?
- Chị Hằng
- Chú Cuội
- Thiên Lôi.
- Sự tích Chú Cuội được gắn liền với loài cây nào?
- Cây sung
- Cây Đa
- Cây Bồ Đề.
- Khi bị kéo lên Cung Trăng, Chú Cuội mang theo cái gì?
- Cây sáo
- Cây búa
- Cây rìu.
- Bài hát về Tết Trung Thu được hát nhiều nhất là bài gì?
- Chiếc đèn ông sao
- Múa sư tử
- Rước đèn tháng Tám.
Đố vui Trung Thu hài hước, giúp mùa trăng ngập tiếng cười
1. Đâu mới là đáp án đúng?
- Trăng tròn đất vuông
- Trời vuông đất tròn
- Trời tròn đất vuông
→ Đáp án: C. Trời tròn đất vuông
2. Theo dân gian, ai cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng?
- Trư Bát Giới.
- Thỏ ngọc.
- Tôn Ngộ Không.
→ Đáp án: B. Thỏ ngọc
3. Vì sao Mặt Trăng lúc thì tròn, lúc thì khuyết?
- Vì Mặt Trăng bị méo
- Vì Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
- Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng khác nhau theo từng thời điểm trong năm.
→ Đáp án: c. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng khác nhau theo từng thời điểm trong năm.
- Bánh gì ở trong người?
→ Đáp án: Bánh chè (Xương bánh chè).
- Đi đứng mệt mỏi là bánh gì?
→ Đáp án: Bánh bò
- Bánh gì làm ra tờ báo?
→ Đáp án: Bánh in
- Bánh gì phải vô khuôn?
=> Đáp án: Bánh đúc
- Bánh gì giá rẻ bất ngờ?
→ Đáp án: Bánh bèo
- Bánh gì chẳng khoái đi?
→ Đáp án: Bánh chạy (hay còn gọi là bánh sắn)
- Bánh gì bị béo phì?
→ Đáp án: Bánh ú
- Mỗi năm chỉ có một lần, Em về cùng trẻ quây quần chơi trăng - Là bánh gì?
→ Đáp án: Bánh Trung thu
- Bánh Trung Thu nhân ngọt hay nhân mặn thì mới có trứng muối?
→ Đáp án: Cả nhân mặn và nhân ngọt đều có trứng
- Bánh Trung Thu nhân măn hay nhân ngọt sẽ có trứng cút?
→ Đáp án: Bánh Trung Thu không có trứng cút
- Bánh Trung Thu có phải là do ông Trung hay bà Thu làm không?
→ Đáp án: Không. Cái tên Trung Thu bắt nguồn từ thời điểm làm bánh trong năm.
Đố vui Trung Thu chính là cầu nối tuyệt vời để các em hiểu thêm về truyền thống, phong tục tập quán, và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ trong mùa lễ hội này. Hãy để những câu đố vui trở thành những món quà tinh thần quý giá trong dịp lễ hội này, góp phần tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa trong hành trình trưởng thành của các bạn nhỏ.