Vấn đề trang phục tế lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương khiến rất nhiều người thắc mắc, bởi vì trong một ngày lễ trang nghiêm và trọng thể thế này thì ai ai cũng muốn trang phục mình mặc thật phù hợp và không ảnh hưởng đến không khí của buổi lễ. Trong bài viết này, Mykingdom sẽ chia sẻ cho bạn cả về trang phục truyền thống lẫn lưu ý về trang phục khi đi tế Tổ nhé.
Trang phục tế lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương theo truyền thống
Các quan tế tham gia tế lễ trong Lễ hội Đền Hùng thường sẽ mặc áo thụng xanh được trang trí bố tử ở trước ngực và sau lưng. Nếu là quan văn thì bố tử trên áo sẽ có hình Cầm (các loài Phượng, hạ, gà, cò…). Còn quan võ thì có bổ tử hình Thú (các loài như Kỳ lân, hổ, cáo, chuột).
Các thành viên thuộc Ban Tổ chức, quý vị đại biểu, khách mời tham gia và các quần chúng dự lễ cần mặc trang phục dự lễ lịch sự, phù hợp với quy định của Ban Tổ chức từng nơi. Những người tham gia được khuyến khích mặc trang phục dân tộc, lễ phục lực lượng vũ trang nhân dân và lễ phục tôn giáo.
Lưu ý: Người tham dự không dùng phù hiệu, hoa cài ngực hoặc nơ. Thay vào đó nên sử dụng huân chương hoặc huy chương. Chỉ có thành viên thuộc Ban Tổ chức mới được sử dụng phù hiệu.
Quy định khi tổ chức tế lễ trong hội trường
Vào những năm không phải năm tròn, không phải năm lẻ 5 thì Cơ quan nhà nước tổ chức lễ kỉ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 trong hội trường như thế nào, bạn hãy cùng Mykingdom giải đáp nhé. Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về quy định tổ chức lễ kỷ niệm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong hội trường được trang trí như sau:
- Treo Quốc kỳ ở bên phải của lễ đài còn Đảng kỳ ở phía bên trái theo hướng nhìn từ phía dưới lên;
- Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trên bục cao ở phía dưới Quốc kỳ hoặc giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trong trường hợp cờ treo trên cột thì tượng của Hồ Chủ tịch đặt chếch về phía trước bên phải cột cờ (theo hướng nhìn từ phía dưới lên);
- Tiêu đề buổi lễ phải dùng kiểu chữ chân phương trên nền phông, được đặt ở phía bên phải lễ đài. Nếu buổi lễ có kết hợp trao tặng danh hiệu thi đua hay những hình thức khen thưởng khác thì phải thể hiện cả danh hiệu thi đua cao nhất được trao;
- Hoa trang trí nên để ở bên dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không đặt quá nhiều lẵng hoa hay cây cảnh trên lễ đài;
- Khẩu hiệu của buổi lễ cần được đặt ở vị trí nổi bật mà vẫn phù hợp với không gian hội trường. Nội dung trên khẩu hiệu sẽ do Ban Tổ chức quyết định;
- Quốc kỳ treo bên ngoài hội trường cũng như cờ trang trí, băng khẩu hiệu cần đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan buổi lễ;
- Khách mời tham gia ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên và từ phía trước ra phía sau.
Trang phục tế lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng không quá phức tạp, quan trọng nhất là phải lịch sự, chỉn chu để bày tỏ được lòng thành kính với các vị Vua Hùng có công gầy dựng nên đất nước Việt Nam ta ngày nay.