Cứ đến rằm tháng 8 là nhà trường luôn tất bật lên kế hoạch chuẩn bị cho Tết Trung Thu. Thầy cô bắt đầu kể về sự tích Tết Trung Thu cho bé, cùng con làm lồng đèn, mâm ngũ quả để trang trí lớp và tổ chức văn nghệ. Vào dịp Tết Trung Thu, bé còn được vui đùa với các đoàn múa lân, được ăn kẹo bánh và cùng nhau quây quần dưới ánh trăng sáng rực.
Tết trung thu diễn ra khi nào và để làm gì?
Vì được diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm (rơi vào mùa Thu) cho nên ngày lễ này được người dân Việt Nam gọi nhiều nhất với cái tên Tết Trung Thu. Ngoài cái tên chung là Trung Thu, người ta còn gọi ngày lễ này với những cái tên như: Tết Trông Trăng, Tết Đoàn Viên, Tết Thiếu Nhi. Vào ngày này, trẻ em được mua đèn ông trăng, đèn ngôi sao hay các con vật và được ăn các loại bánh dẻo, bánh nướng. Người lớn thường dành dịp này để thăm gia đình, đoàn viên với ông bà, bố mẹ.
Sự tích Tết Trung Thu cho bé
Trong dân gian lan truyền sự tích Tết Trung Thu cho bé, chuyện kể rằng một hôm Cuội vào rừng đốn củi bên một con suối nhỏ thì giật mình thon thót khi gặp phải một hang cọp. Nhận thấy trong hang cọp có 4 con cọp con đang chơi đùa với nhau, chú Cuội liền lấy rìu bổ cho mỗi con một nhát, cả 4 con lăn ra đất và chết. Sau khi cọp mẹ về thì đã thấy con mình chết, cọp mẹ lập tức tiến về phía một chiếc cây gần chỗ Cuội đang lẩn trốn, ngoặm một ít lá rồi lập tức trở về nhai và mớm cho cọp con.
Thật thần kì, trong vài phút ngay sau đó, cọp con đã bắt đầu sống lại khiến cho Cuội vô cùng ngạc nhiên. Sau khi chờ cọp mẹ đưa con đi nơi khác, Cuội lập tức leo xuống và chặt gốc cây ấy mang về. Trên đường về, Cuội gặp một ông lão nằm chết bên phần cỏ ven đường. Cuội vừa mớm lá cho ông không được bao lâu, ông lão đã tỉnh dậy. Ông nói: “Trời ơi, đây là cây có phép cải tử hoàn sinh”. Ông dặn Cuội, con về chăm sóc cây nhớ không được tưới nước bẩn kẻo cây sẽ mọc cao lên tận trên trời.
Cuội mang về nhà, nghe lời ông cụ, Cuội trồng cây bên góc phía đông của ngôi nhà, ngày ngày tưới nước giếng sạch cho cây.
Một ngày nọ, khi bước qua một con sông thấy một chú chó sắp chết trôi, Cuội liền mớm lá cây cho con chó, ngay lập tức con chó sống lại và quấn quýt với Cuội không rời. Một ngày khác, lão nhà giàu ở làng bên vội vã chạy đến tìm Cuội vì con gái của lão vừa sảy chân chết đuối, nhờ Cuội cứu giúp cho. Cuội vội vàng lấy lá ra mớm cho cô con gái, cô lập tức tỉnh dậy và quyết định sẽ lấy Cuội để tỏ lòng biết ơn.
Một ngày nọ khi Cuội đi vắng, bọn cướp lao vào nhà rồi giết vợ Cuội, sau khi về nhà Cuội thấy vợ đã chết thì vô cùng đau đớn. Anh thay ruột và mớm lá để vợ sống lại, nhưng từ ngày vợ sống lại, cô vô cùng đãng trí vừa nói đã quên, Cuội bảo vợ đừng đi vệ sinh vào gốc cây vì cây sẽ mọc lên trời nhưng vừa quay đi cô đã không nhớ những gì anh đã nói, cô đi vệ sinh vào gốc cây khiến cây lập tức mọc cao lên trời. Cuội không kịp làm gì chỉ kịp bổ cây rìu vào cây để lôi cây xuống nhưng không thể lôi được, ngược lại anh còn bị cây lôi lên cao. Từ đó trở đi, mỗi lần nhìn lên cung trăng, người ta thường thấy hình ảnh chú Cuội ngồi bên gốc cây đa.
Vì thế nên có lời đồn trong dân gian là vào dịp rằm tháng 8 hằng năm, chú Cuội sẽ được về trần gian thăm gia đình, vì thế nên mới có dịp Tết Trung Thu hay Tết Đoàn Viên.
Trung thu quả là một dịp thú vị và ấm áp phải không nào, sự tích Tết Trung Thu cho bé đã giúp các con có thêm hiểu biết về chú Cuội, song song đó càng hiểu thêm ý nghĩa của dịp Tết Đoàn Viên.