Phá cỗ Trung Thu: Truyền thống đẹp mỗi dịp trăng rằm

09.09.2024   BTV Trần Diệu
Phá cỗ Trung Thu: Truyền thống đẹp mỗi dịp trăng rằm

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Phá cỗ Trung Thu là hoạt động luôn được nhắc nhiều mỗi khi dịp lễ trăng tròn sắp tới, đây là hoạt động không thể thiếu nếu bạn muốn có một ngày lễ rước đèn trọn vẹn. Người ta chỉ nghe nhiều định nghĩa phá cỗ Trung Thu nhưng rất ít người thực sự biết đó là làm gì. Trong bài viết dưới đây, Mykingdom sẽ giải thích để bạn hiểu hơn về cách phá cỗ Trung Thu ngày tết đoàn viên nhé.

Ý nghĩa của việc phá cỗ Trung Thu 

Phá cỗ Trung Thu hay còn gọi là "phá cỗ" trong lễ hội Trung Thu là phong tục truyền thống của người Việt Nam từ lâu đời, phong tục phá cỗ mang ý nghĩa gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, tạo những kỉ niệm đẹp trong tâm trí trẻ thơ qua các hoạt động vui chơi, ăn uống, rước đèn,....

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, vì thế nên vào các ngày lễ này con cháu thường quay trở về nhà ông bà để cùng nhau quây quần bên mâm cỗ, phá cỗ Trung Thu và cùng nhau truyện trò, tâm sự, chia sẻ về các buồn vui trong cuộc sống.

Việc chuẩn bị mâm cỗ để cúng bái trời đất có ý nghĩa cảm tạ cho một năm mùa màng bội thu, gia đình đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc.

pha-co-trung-thu-1
Phá cỗ Trung Thu là hoạt động quan trọng mỗi dịp Tết Đoàn Viên

Cách phá cỗ Trung Thu ngày Tết Trăng Rằm

Phá cỗ Trung Thu luôn là “tiết mục” đáng mong chờ của các em nhỏ vào đêm trăng rằm. Vậy làm thế nào để phá cỗ Trung Thu?

Chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu

Trước khi phá cỗ thì bạn cần có một mâm cỗ Trung Thu đầy đủ các loại trái cây theo mùa, bánh trung thu, bánh dẻo, kẹo và các loại đèn lồng truyền thống như đèn ông sao, đèn giấy xếp, đèn cá chép,... Bạn có thể chuẩn bị thêm một bình bông với các cành hoa được cắt tỉa gọn gàng, bình hoa sẽ làm mâm cỗ thêm mềm mại và rực sáng. Tiếp đó, bạn để mâm cỗ ở ngoài sân hoặc giữa nhà để cúng đất trời, tổ tiên.

Làm thế nào để phá cỗ Trăng Rằm?

Sau khi đã cúng kiếng đất trời, tổ tiên và đã đến lúc mặt trăng lên cao nhất, tròn nhất, sáng nhất. Ba mẹ có thể “phá cỗ” bằng cách mang bánh kẹo, hoa quả, đèn lồng ra để chia cho các cháu nhỏ. Ông bà, cha mẹ có thể vừa ngồi thưởng thức bánh trung thu, bánh dẻo vừa uống trà tâm sự, các bé nhỏ có thể vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa cầm đèn lồng đi chơi với bạn bè.

Phong tục “phá cỗ” được biến tấu đặc sắc

Mặc dù truyền thống phá cỗ ngày càng ít được tổ chức hơn cuộc sống hiện đại vì ba mẹ thường quá bận rộn với công việc, cuộc sống, song nhiều công ty, gia đình đã tổ chức “phá cỗ” bằng những cách đặc biệt hơn ví dụ như tổ chức lễ hội ngoài trời, kết hợp với các hoạt động từ thiện hoặc các sự kiện cộng đồng để làm cho ngày lễ Trung Thu trở nên ý nghĩa hơn.

  • Tổ chức lễ hội ngoài trời: Một số gia đình tổ chức “phá cỗ” bằng cách tổ chức các sự kiện Trung Thu ngoài trời hay cùng nhau đi picnic, cắm trại, thưởng thức bánh trung thu và hoa quả ở các không gian thoáng mát, được trang trí bằng các phụ kiện đặc trưng như đèn trung thu, dây đèn sáng,....
  • Tổ chức các hoạt động cộng đồng: Nhiều trường học, công ty tổ chức các hoạt động văn nghệ với mâm cỗ trang trí trên sân khấu để tượng trưng cho truyền thống “phá cỗ” đêm trăng rằm hay tổ chức các hoạt động từ thiện, thiện nguyện như phát bánh kẹo để giúp các trẻ em nghèo, các bé vùng cao được cùng trẻ em thành phố phá cỗ Trung Thu.
pha-co-trung-thu-2
Giúp trẻ em vùng cao có mùa Tết Trung Thu trọn vẹn

Phá cỗ Trung Thu là một phần quan trọng của lễ hội, không chỉ mang lại niềm vui và sự đoàn tụ cho gia đình mà nó còn thể hiện tình cảm và sự trân trọng của người dân Việt Nam đối với truyền thống và văn hóa dân tộc. Bạn hãy dành thời gian để cùng đoàn tụ với người thân, thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngọt ngào cùng những tách trà chan chát nhẹ, tạo nên sự ấm cúng cho gia đình và kí ức ngọt ngào cho trẻ nhỏ nhé.