Tuổi dậy thì là khoảng thời gian con phát triển mạnh mẽ về cả mặt tâm lý, nhận thức lẫn thể chất. Trong giai đoạn này, ba mẹ nên tìm hiểu về cách dạy con tuổi dậy thì để có thể đồng hành cùng bé như những người bạn thân thiết, tránh tình trạng biến tuổi dậy thì của bé thành cơn ác mộng của cả bạn và các con. Trong bài viết dưới đây, Mykingdom sẽ giúp bạn tìm hiểu về tâm lý tuổi dậy thì của bé và cách ba mẹ dạy con hiệu quả ở lứa tuổi này.
Tâm lý thay đổi ở trẻ dậy thì
Tâm lý của trẻ dậy thì có rất nhiều sự thay đổi, nếu ba mẹ không kịp thời quan tâm và hỏi han, cùng bé vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Con sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng tuổi dậy thì.
Cảm xúc lên xuống thất thường
Trong giai đoạn này, con hay có những cảm xúc như dễ dàng buồn bã, hay cáu gắt khi ba mẹ không công nhận ý kiến của mình hoặc con không đạt được thứ mình muốn, bé hay có suy nghĩ rằng ba mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình. Con thường có những cảm xúc buồn vui thất thường, tâm lý không ổn định. Bé trở nên nhạy cảm với những câu nói của ba mẹ, bạn bè hay những người xung quanh.
Tâm lý tự ti khiến con thay đổi thói quen ăn uống
Giai đoạn dậy thì là khoảng thời gian lý tưởng để con phát triển cơ thể qua việc nạp nhiều thực phẩm có ích cho sức khỏe vào cơ thể. Tuy nhiên, cùng trong khoảng thời gian này, bé sẽ nghe nhiều những lời bàn tán về ngoại hình từ bạn bè, hàng xóm, anh chị em hay thậm chí cả ba mẹ như: “Eo ôi dạo này lên cân lắm đấy nhá, lo mà giảm cân đi!” hay “Trông dạo này to hẳn ra ấy nhỉ?”. Điều này gây ảnh hưởng tâm lý của bé, khiến con có những thay đổi trong thói quen ăn uống như nhịn ăn để giảm cân hay stress và cảm thấy tội lỗi khi vừa ăn quá nhiều.
Cách dạy con tuổi dậy thì hiệu quả
Trẻ dậy thì luôn có tâm lý cho rằng ba mẹ đang nghiêm khắc và không quan tâm đến suy nghĩ của mình, vì vậy con sẽ có những hành động chống chế hay cãi lại để đáp trả ba mẹ. Vậy làm sao để bạn có thể dạy bé vào thời điểm này?
Đặt ra nguyên tắc cho chính bản bản thân mình
Bạn nên nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lí của bản thân mình nếu muốn “làm bạn” với tâm lí của trẻ. Ba mẹ có thể học các kiểm soát cảm xúc của bản thân, tránh để mình có những hành động, lời nói gây tổn thương đến tâm lí bé khi con mắc lỗi. Bạn cũng nên thường xuyên đặt mình vào vị trí của bé để hiểu và thông cảm cho cảm xúc và hành động của con.
Làm bạn với bé để thấu hiểu suy nghĩ của con
Trẻ ở giai đoạn dậy thì đã bước vào cột mốc phát triển và đang trong giai đoạn trưởng thành. Con sẽ có những suy nghĩ riêng biệt, lựa chọn riêng biệt cho những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Ba mẹ nên tránh áp đặt suy nghĩ của bản thân mình vào bé, bắt con phải làm những điều mình cho là đúng hoặc quát tháo khi bé không làm theo ý mình.
Lúc này, bạn nên tôn trọng suy nghĩ của con sau đó ngồi lại và từ từ trao đổi với bé, ba mẹ có thể hỏi những câu hỏi như: “Tại sao con muốn nhuộm tóc? Con có chắc là mình sẽ ổn nếu bị người khác nhìn với ánh mắt kỳ lạ không?” Những câu hỏi này sẽ giúp bé hiểu được ba mẹ đang quan tâm đến mình chứ không phải áp đặt hay không tôn trọng bé.
Xã hội ngày càng thay đổi dẫn đến sự phát triển ở lứa tuổi dậy thì qua từng thời kỳ là rất khác nhau. Bạn có thể thử tiếp thu những phong cách, văn hóa mới của thời đại để dễ dàng thấu hiểu và thông cảm cho những quyết định và lựa chọn của con, việc này sẽ giúp bạn trở nên “xì tin” và thấu hiểu tâm lý con trẻ, hỗ trợ vô cùng hiệu quả để bạn có thể dạy con tuổi dậy thì.