Vừa ăn vừa học sẽ bị gì? Ba mẹ đã biết thói quen này ảnh hưởng đến con như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu với Mykingdom!
Vừa ăn vừa học là một trong những những thói quen không tốt ở trẻ, ba mẹ cần nhận biết các dấu hiệu và nhắc nhở trẻ.
Vừa ăn vừa học sẽ bị gì? Giảm hiệu quả học tập
Khi kết hợp ăn uống và học tập, sự tập trung bị phân tán, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức kém hiệu quả. Bộ não của trẻ phải hoạt động để xử lý cả thông tin từ sách vở lẫn thức ăn, khiến việc ghi nhớ và suy nghĩ chậm hơn.
Thay vì hoàn thành bữa ăn trong 15-20 phút, trẻ lại kéo dài đến 30 phút hoặc hơn, mất rất nhiều thời gian và học tập cũng không hiệu quả.
Điều này tương đương với việc vừa ăn vừa xem tivi, tưởng rằng sẽ giải trí nhưng thật sự trẻ sẽ không tập trung ăn và dần phụ thuộc vào tivi. Vậy nên ba mẹ cũng không nên cho bé xem tivi sớm hay vừa ăn vừa học.
Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa
Vừa ăn vừa học sẽ bị gì đến cơ thể? Vừa ăn vừa học khiến máu tập trung lên não nhiều hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa. Khi không đủ lượng máu cần thiết để tiêu hóa thức ăn, trẻ có thể bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là đau dạ dày.
Ngoài ra, trẻ cũng sẽ nhai không kỹ do vừa học vừa ăn, thức ăn không được nghiền nhỏ đúng cách, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, lâu dần có thể dẫn đến viêm loét.
Dễ dẫn đến thừa cân, béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lúc ăn uống bị phân tâm có thể tiêu thụ nhiều calo hơn mà không hề nhận ra. Khi điều này diễn ra thường xuyên, nguy cơ tăng cân và các vấn đề liên quan như tiểu đường, mỡ máu cao cũng tăng lên. Để kiểm soát cân nặng và duy trì lối sống lành mạnh, trẻ cần ăn uống tập trung và không để bị xao nhãng.
Tăng cảm giác căng thẳng
Căng thẳng là không thể tránh khỏi nếu trẻ phải làm song song hai việc ăn và học. Khi cơ thể phải xử lý đồng thời việc tiêu hóa và tiếp thu kiến thức, trẻ sẽ cảm thấy áp lực, thậm chí bị đau đầu.
Nếu học vào giờ nghỉ trưa lại càng không tốt vì trẻ không chịu nghỉ ngơi. Cơ thể cần được thư giãn hợp lý để phục hồi năng lượng. Vừa ăn vừa học sẽ bị gì? Nếu trẻ liên tục kết hợp nhiều hoạt động cùng lúc, hiệu suất học tập sẽ giảm đáng kể.
Hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh
Để tiết kiệm thời gian, trẻ sẽ có thể lựa chọn thức ăn nhanh kém dinh dưỡng để lấp đầy bụng. Lâu dần, trẻ sẽ không hiểu tầm quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, mì gói, đồ ăn chế biến sẵn dù tiện lợi nhưng không nên thường xuyên dùng, vì không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không đủ chất cần thiết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng lượng cần thiết để học tập hiệu quả.
Cách thay đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe
Thay vì vừa ăn vừa học, ba mẹ nên:
-
Khi ở nhà, ba mẹ tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa học. Và lưu ý với thầy cô kiểm tra việc ăn uống của con trong trường.
-
Ba mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn dinh dưỡng để trẻ bổ sung đủ năng lượng. Dặn dò trẻ tập trung vào bữa ăn để cảm nhận hương vị và kiểm soát lượng thức ăn.
-
Hạn chế thức ăn nhanh. Uống đủ nước và tránh xa các loại đồ uống có gas hay chứa nhiều đường.
-
Bố trí thời gian học tập hợp lý, kết hợp với những khoảng nghỉ ngắn để não bộ trẻ có thể hồi phục.
-
Thực hiện các bài tập thư giãn hoặc đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Muốn tiết kiệm thời gian học có rất nhiều cách, trong đó dùng những công cụ đắc lực như sách, đồ chơi lắp ráp hay trò chơi trí tuệ vô cùng hiệu quả để giúp trẻ tăng hiệu suất học tập lên rất nhiều lần. Trẻ sẽ còn được học các kỹ năng sống quan trọng qua các món đồ chơi đặc sắc nữa.
Giờ ăn nên là thời gian vui vẻ để trẻ thưởng thức những món ăn ngon. Ba mẹ hãy làm gương cho trẻ, tập trung vào mâm cơm, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế xem tivi và tránh nói chuyện phiếm nhiều. Trẻ sẽ dần tập được thói quen giờ nào làm việc đó, cơ thể sẽ khỏe mạnh và việc học cũng hiệu quả hơn.
Vừa ăn vừa học sẽ bị gì? Việc này sẽ làm giảm hiệu quả học tập và còn gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Đừng để một thói quen nhỏ này ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của con trong tương lai!