Bắt chước có tốt không? Làm gì khi con bắt chước hành vi xấu của người lớn?

06.06.2023   BTV phuong.ngothikim
Bắt chước có tốt không? Làm gì khi con bắt chước hành vi xấu của người lớn?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Bắt chước là cách học hỏi cơ bản nhất của trẻ về bản thân và thế giới xung quanh. Hành động này được xem là "chìa khóa" cho các cột mốc phát triển của trẻ. Ngay từ khi còn nhỏ xíu, trẻ hay bắt chước các âm thanh, nét mặt, cử chỉ điệu bộ, những từ ngữ, hoạt động hay động tác cơ thể... của những người thân thuộc với bé như ba mẹ, bảo mẫu.

Thế nhưng nhiều ba mẹ thắc mắc liệu hành động trẻ hay bắt chước có tốt không? Và khi trẻ bắt chước các hành vi xấu của người lớn, ba mẹ nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây:

Tìm hiểu hành động trẻ hay bắt chước là gì?

Theo tâm lý học, bắt chước là quá trình con người sao chép các hành vi mà họ nhìn thấy/ nghe thấy từ người khác. Bắt chước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sự phát triển và học tập của người lớn mà còn với trẻ nhỏ. Nhất là ở độ tuổi mẫu giáo, thông quan việc bắt chước trẻ sẽ được hình thành các chuẩn mực về hành vi, tính cách, phát triển não bộ và các kỹ năng cần thiết. Thông thường, trẻ nhỏ có hai kiểu bắt chước:

- Bắt chước có chủ đích: Hành động bắt chước này nhằm gây sự chú ý của người lớn. Trẻ lặp đi lặp lại các hành vi giống bạn cho đến khi hành động này tác động đến cảm xúc của bạn như buồn, vui, cáu gắt.

- Bắt chước không chủ đích: Hành động bắt chước này chính là nhu cầu khám phá của trẻ. Chúng muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, làm những thứ mà người khác có thể làm.

Trẻ hay bắt chước có tốt không?

Trẻ hay bắt chước mọi hành vi của người lớn, nhất là những người thân thuộc với trẻ như ba mẹ, anh chị em trong nhà. Hành động này giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh. Từ đó giúp con hình thành ý thức về bản thân.

Bên cạnh đó, bắt chước còn thể hiện nhu cầu khám phá thế giới xung quanh. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có sự tò mò, luôn muốn tìm hiểu mọi điều mới mẻ. Trẻ cảm thấy hứng thú với lời nói và hành động của những người khác. Trẻ bắt chước giọng nói, cách cầm ly, mang giày dép, cách chào hỏi của ba mẹ, hay làm y hệt dáng đi của ông... Những điều này sẽ giúp trẻ kích thích não bộ, phát triển nhận thức và trí thông minh tuyệt vời. Từ đó, trẻ được hình thành những thói quen và nhân cách tốt khi trưởng thành.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bắt chước các hành vi xấu của người lớn?

Việc trẻ hay bắt chước người lớn cũng tồn tại tính hai mặt. Nó có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh nhưng cũng có thể hình thành những thói quen xấu của người lớn như nói leo, chửi thề, bạo lực... Để tránh trẻ bắt chước các hành vi xấu, ba mẹ cần chú ý những điều sau đây:

Môi trường sống

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, nhân cách của một đứa trẻ. Trong gia đình, tất cả mọi người nên có sự nhất quán trong cách dạy con, khi dạy bảo hay nhắc nhở thì chỉ một người lên tiếng. Trước mặt trẻ hay khi dạy trẻ, ba mẹ không nên dùng bạo lực, nói tục...

Chọn lọc các chương trình truyền hình cho bé

Trẻ không chỉ bắt chước hành vi của người lớn mà còn trên các chương trình truyền hình, từ những món đồ chơi trẻ em. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế việc cho con sử dụng các thiết bị điện thoại, ipad vì rất khó kiểm soát. Tốt nhất, chỉ cho con xem những chương trình truyền hình phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.

Cho trẻ chơi đồ chơi đóng vai

Vừa học vừa chơi cách tự nhiên và hiệu quả nhất để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ba mẹ hãy mua tặng con những món đồ chơi đóng vai, đồ chơi nhập vai phù hợp với độ tuổi và sở thích. Các bạn nhỏ sẽ bắt chước người lớn giả làm bác sĩ khám bệnh nhân, đầu bếp chế biến món ăn, cảnh sát truy bắt tội phạm... Đồng thời tránh các loại đồ chơi bạo lực, ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của trẻ.

Tích cực khen ngợi những hành vi tốt của trẻ

Trẻ nhỏ chưa nhận thức được đâu là hành vi xấu, đâu là hành vi tốt. Chúng chỉ đơn giản thấy người lớn làm thì đồng nghĩa với việc chúng cũng được phép làm. Vì vậy, ba mẹ đừng tiếc lời khen khi con có những hành vi tốt. Còn khi con có hành vi xấu, ba mẹ nên biết cách nhắc nhở để trẻ sửa chữa kịp thời.

Hi vọng bài viết trên đây giúp ba mẹ hiểu hơn về hành động bắt chước của trẻ cũng như bắt chước có tốt không. Từ đó có cách giáo dục trẻ đúng chuẩn và hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi mục "Cẩm nang" của Mykingdom để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác.