Người làm cha mẹ ai cũng mong mỏi con phát triển khỏe mạnh và luôn hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được điều này, bởi việc nuôi con không chỉ đơn giản là cung cấp điều kiện vật chất, mà còn cần tìm hiểu cả những câu nói cha mẹ cần tránh để không làm tổn thương con.
Trẻ em giống như một hạt giống, nảy mầm và lớn lên nhờ tình yêu thương của cha mẹ. Nuôi nấng và dạy dỗ con bằng tình yêu là vô cùng quan trọng. Từng việc làm, từng lời nói của người lớn đều tác động đến con. Các ảnh hưởng này thậm chí có thể kéo dài suốt đời, vậy nên có một số câu nói cha mẹ cần tránh để không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, tạo ra những khoảng cách trong tình cảm gia đình và gây ra hậu quả không thể xóa nhòa ngay cả khi con đã trưởng thành.
Câu nói cha mẹ cần tránh nhất là những câu tiêu cực
Có rất nhiều câu nói cha mẹ cần tránh, nhất là câu tiêu cực. Trong quá trình dạy dỗ, nhiều bậc phụ huynh thường dùng những câu tiêu cực nhằm mục đích dọa nạt con: "Nếu không học hành chăm chỉ thì sau này chỉ có thể đi bán vé số"; "Học dốt như thế này thì cạp đất mà ăn.". Tuy nhiên, điều này không thúc đẩy trẻ học tập mà ngược lại chỉ làm tổn thương tinh thần của trẻ và gây ra cảm giác xấu hổ, tự ti.
Ba mẹ không nên nói những lời tiêu cực với con
Trẻ sẽ luôn tin những gì cha mẹ nói về mình, cả những điều tích cực lẫn tiêu cực. Theo đó, muốn nuôi dạy con cái hạnh phúc, câu nói cha mẹ cần tránh đầu tiên là những câu tiêu cực. Nếu cha mẹ dùng những từ ngữ tích cực, động viên và cổ vũ thì sẽ giúp trẻ tự tin và dũng cảm. Ngược lại, nếu sử dụng những từ ngữ tiêu cực, cha mẹ sẽ gieo vào tâm trí trẻ cảm giác tự ti và nhút nhát. Hãy hạn chế tối đa các câu mạt sát, chì chiết để nuôi dưỡng tâm hồn con thật khỏe mạnh.
Câu buộc tội sẽ khiến con trở nên tự ti
Câu nói cha mẹ cần tránh tiếp theo là câu buộc tội. Những câu như "Con đã sai lại còn ngụy biện?"; "Im miệng, đừng có cãi, nói mà con không biết nghe à?" thường được các bậc phụ huynh sử dụng như một cách thức để ép con phải nghe theo. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng những lời nói này có thể gây tổn thương đến tinh thần của trẻ. Những lời buộc tội không ngừng của cha mẹ sẽ khiến con nghi ngờ và sợ hãi về từng việc làm của bản thân. C
Sống trong sự áp đặt quy chuẩn của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy nghi ngờ về tình yêu thương của đấng sinh thành đối với mình. Song song đó là cảm giác bất lực, nghi ngờ về mọi thứ. Trẻ sẽ nghĩ rằng "Mình không được phép bày tỏ ý kiến. Quan điểm của mình lúc nào cũng sai. Mình không có quyền lên tiếng ở bất cứ đâu...". Tình trạng tâm lý này sẽ theo trẻ suốt đời và trở thành một gánh nặng mà trẻ không thể thoát khỏi.
Câu than thở là nguyên nhân khiến con áp lực
Dù không đánh mắng con, nhưng việc than ngắn thở dài, kể về những vấn đề tiêu cực trong cuộc sống sẽ khiến trẻ vô cùng mệt mỏi. Bản thân chúng ta là người lớn, còn thấy bất lực với hiện thực, cớ sao lại truyền năng lượng tiêu cực này đến con trẻ - vốn rất nhạy cảm về cảm xúc? Đối với những đứa trẻ hiểu chuyện, điều này khiến con cảm thấy thật buồn, bởi con chưa đủ sức làm gì để cải thiện các vấn đề này.
Sự buồn bã bủa vây vì những lời than thở của ba mẹ
Trong cuộc sống hàng ngày, có một số câu nói cha mẹ cần tránh để không khiến con nhận thức về thế giới xung quanh một cách bi quan và u ám. ví như: “Không muốn đi làm nữa, ngày nào cũng rất mệt mỏi”, “Tháng này lại thiếu tiền học phí rồi, không biết nên đi vay ai?” Mặc dù cha mẹ nói ra với mục đích giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi, nhưng đôi khi lại không hay biết rằng những lời đó gây tổn thương lớn cho trẻ.
Khi nghe quá nhiều lời than vãn tiêu cực, trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống của mình không còn hạnh phúc và đôi khi cảm thấy mình là người gây ra mọi chuyện. Rằng nếu không có con cuộc sống của cha mẹ sẽ tốt hơn, con không là gì ngoài gánh nặng…Để con trưởng thành và trở thành 1 người tự tin, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của con, không để những áp lực của cuộc sống ảnh hưởng đến tâm hồn non nớt của trẻ.
Câu so sánh cũng là câu nói cha mẹ cần tránh
Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau. So sánh con với người khác không chỉ bỏ qua những đặc điểm cá nhân mà còn khiến trẻ cảm thấy bất an và thiếu tự tin. Thêm vào đó, hướng phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh sống và tính cách của phụ huynh, việc so sánh sẽ khiến con cảm thấy ba mẹ bất công và không yêu thương mình, từ đó dẫn đến việc trẻ dần xa cách ba mẹ.
Câu so sánh cũng là dạng câu nói cha mẹ cần tránh
Những câu nói cha mẹ cần tránh là: “Tại sao con không học giỏi bằng bạn A”, “Con nhìn bạn B mà học hỏi đi”... hoặc những câu nói so sánh bản thân trong quá khứ với trẻ. Trong lúc vô tình, phụ huynh đã khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi, lúc nào cũng không bằng người khác. Đưa ra kỳ vọng theo hướng sai lầm có thể tạo ra giới hạn phát triển của con. Tệ hơn nữa, trẻ sẽ đánh mất sự tự tin và trở nên đố kỵ với những người tài giỏi hơn mình, các mối quan hệ xã hội của con cũng thu hẹp dần. Đây chắc chắn không phải là điều mà cha mẹ muốn nhìn thấy.
Chúng tôi đã đưa ra các câu nói cha mẹ cần tránh để không tác động tiêu cực đến tinh thần và cuộc sống của con trẻ. Nếu đã lỡ làm tổn thương con trong quá khứ, cha mẹ có thể học cách chữa lành bằng việc dành nhiều thời gian tâm sự với con hơn, cùng con chơi các món đồ chơi mà con thích.