Mặt nạ Trung Thu giấy bồi: Truyền thống văn hóa của dân tộc

23.08.2024   BTV Trần Diệu
Mặt nạ Trung Thu giấy bồi: Truyền thống văn hóa của dân tộc

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Vào đêm hội trăng rằm hằng năm, trẻ em nô nức mang mặt nạ Trung Thu, cầm đèn ông sao ra đường hòa chung với dòng người náo nhiệt để xem múa lân, ăn kẹo và cùng nhau vui đùa dưới ánh trăng. Mặt nạ Trung Thu và đèn ông sao là 2 món đồ chơi không thể thiếu cho các bé vào dịp lễ này. Mặt nạ Trung Thu có mấy loại, mặt nạ giấy bồi khác gì so với các loại mặt nạ trên thị trường? 

Trên thị trường có bao nhiêu loại mặt nạ Trung Thu?

Mặt nạ Trung Thu là một món đồ chơi vô cùng phổ biến bởi vẻ ngoài thú vị nhờ mô phỏng lại hình ảnh các nhân vật đáng yêu, thú vị đã từng xuất hiện trên truyền hình, phim ảnh hay trong những câu chuyện cổ tích mẹ hay kể.

Mặt nạ nhựa: Loại mặt nạ Trung Thu làm bằng nhựa này đang vô cùng phổ biến ở Việt Nam vì nhựa là chất liệu dễ gia công, có thể làm đa dạng kiểu dáng và bé có thể chơi mặt nạ ngay cả khi lễ Trung Thu đã kết thúc. Các loại mặt nạ nhựa cao cấp với các nhân vật siêu anh hùng nổi tiếng như mặt Nạ Cao Cấp Spiderman hay mặt Nạ Batman thường làm trẻ em thích thú mỗi dịp lễ hội trăng tròn.

mat-na-trung-thu-1
Mặt nạ nhựa Spiderman siêu ngầu

Mặt nạ giấy bồi: Từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn, người Việt cổ xưa đã biết làm mặt là từ da thú, vỏ cây. Đến thời hiện đại, người ta thay thế các chất liệu đó bằng giấy bồi, loại mặt nạ Trung Thu này đã có mặt từ lâu đời và mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Mặt nạ giấy: Loại mặt nạ Trung Thu cuối cùng mà Mykingdom muốn giới thiệu là mặt nạ giấy, đây là loại mặt nạ được sử dụng rộng rãi nhất vì nó rất dễ làm tại nhà. Tuy nhiên, mặt nạ giấy không bền và nhanh rách, đứt dây. 

Các loại mặt nạ trên đều dùng cho mục đích hỗ trợ bé vui chơi đêm trăng rằm, những loại mặt nạ có mặt lâu đời và mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam là mặt nạ giấy bồi. Không những là món đồ chơi cho đêm trăng tròn, loại mặt nạ này còn giúp con tìm hiểu về văn hóa, truyền thống mùa lễ hội.

Mặt nạ truyền thống của của Việt Nam: mặt nạ giấy bồi

Tìm hiểu truyền thống văn hóa của Việt Nam qua cách làm mặt nạ giấy bồi 

Mặt nạ Trung Thu làm bằng giấy bồi là một sản phẩm văn hóa lâu đời của Việt Nam ta, các nghệ nhân làm mặt nạ hoàn toàn thủ công vì vậy nên các chi tiết trên chiếc mặt nạ giấy bồi được hoàn thiện vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ. 

Bước 1: Nghệ nhân sẽ chuẩn bị các chiếc khuôn làm bằng xi măng với đủ loại hình dáng, chiếc khuôn này có tác dụng tạo ra khuôn mặt nạ và định hình mặt nạ suốt thời gian tạo ra chiếc mặt nạ giấy bồi

Bước 2: Các nghệ nhân sẽ dùng các mảnh giấy vụn từ từ đắp vào khuôn, cùng lúc đó dùng hồ dán từ bột sắn để đổ lên, sau đó tiếp bồi đắp các mảnh giấy lên để tạo độ cứng cho mặt nạ. Ở bước này, nghệ nhân phải thật cẩn thận và chú ý dàn trải giấy sao cho đều nếu không sẽ tạo nên nhiều phần dày mỏng khác nhau trên một chiếc mặt nạ.

Bước 3: Nghệ nhân sẽ lấy các mặt nạ đã được tạo hình ra khỏi khuôn sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời để nó hoàn toàn khô.

Bước 4: Đây là bước cuối cùng trong quy trình làm mặt nạ bồi, các nghệ nhân sẽ vẽ chồng nhiều lớp màu lên mặt nạ để tạo hình và độ bóng. Lớp cũ phải hoàn toàn khô thì mới sơn lớp mới vì nếu liên tục sơn chồng các lớp màu, mặt nạ sẽ bị loang lổ.

mat-na-trung-thu-3
Mặt nạ giấy bồi phải thực hiện rất kỳ công

Mặt nạ Trung Thu là một món đồ chơi không thể thiếu cho lễ hội đèn lồng, nó không những tượng trưng cho Trung Thu mà còn tượng trưng cho “truyền thống văn hóa” của dân tộc. Sau khi biết về cách làm mặt nạ bồi, ba mẹ có thể cùng con làm mặt nạ ngay tại nhà hoặc giáo dục, giải thích, bổ sung cho các con kiến thức về cội nguồn đặc sắc này của dân tộc.