Khi chưa được đáp ứng nhu cầu hoặc cảm thấy tức giận, nhiều bé sẽ ép phụ huynh thỏa hiệp bằng cách khóc lóc ăn vạ. Tình huống này sẽ khiến nhiều phụ huynh trở nên bối rối, không biết nên giải quyết thế nào để trẻ hiểu được và ngừng khóc. Nếu chiều theo con vào lúc ấy, có thể sẽ khiến tình huống này thường xuyên xảy ra hơn nữa. Bài viết này sẽ bật mí các bí quyết để cha mẹ có thể xử lý thật hiệu quả khi trẻ khóc ăn vạ, mà không khiến con cảm thấy tổn thương hay bị bỏ mặc.
Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn để tìm hiểu nguyên nhân trẻ khóc ăn vạ
Mỗi đứa trẻ đang lớn đều vô cùng nhạy cảm, con khao khát được quan tâm và được tôn trọng ý kiến. Vì vậy, khóc chính là một hành động để con thu hút sự chú ý và buộc người lớn phải lắng nghe ý kiến của con. Tuy nhiên nếu để việc này diễn ra lâu dài thì sẽ trở thành một thói quen xấu, mỗi lần có gì không hài lòng thì con sẽ vô cùng bực tức và có những hành động quá khích.
Để ngăn việc trẻ khóc ăn vạ trở thành một thói quen xấu, ba mẹ cần phải giải quyết từ sớm. Khi con khóc, đừng vội vàng chiều theo ý con hoặc trở nên bực bội và yêu cầu con ngừng khóc. Cả 2 hành động này đều sẽ dẫn sự việc theo hướng tiêu cực.
Trước hết, ba mẹ cần bình tĩnh và thật kiên nhẫn hỏi lý do trẻ khóc ăn vạ. Sự bình tĩnh của phụ huynh sẽ truyền tải thông điệp tích cực đến con. Con sẽ cảm thấy an toàn và tự tin hơn để nói lên suy nghĩ của bản thân. Song song đó, trẻ cũng học được rằng chỉ có bình tĩnh mới có thể giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.
Hãy bình tĩnh và ngồi xuống trò chuyện với con
Sau khi biết được lý do, ba mẹ nên bày tỏ sự đồng cảm và cùng trẻ giải quyết vấn đề ấy. Kế đó mới là giải thích vì sao con không nên khóc mà thay vào đó là nói với ba mẹ. Vài lần đầu con có thể chưa nhớ được, ba mẹ cần kiên nhẫn lặp đi lặp lại việc dạy dỗ để trẻ ghi nhớ. Điều này cũng đặt nền tảng để trẻ học cách nêu quan điểm và tỏ rõ lập trường, rất có lợi cho sự phát triển trong cả môi trường học tập và công sở trong tương lai.
Đừng bỏ qua cảm xúc của con
Trẻ khóc ăn vạ có thể là bởi vì cảm thấy tổn thương. Nguyên nhân ấy đôi khi rất nhỏ nhặt và không được người lớn chú ý đến. Đơn giản là khi con có thắc mắc cần được giải đáp nhưng mẹ bận nấu ăn không trả lời, hoặc ba mẹ chia cho anh trai/chị gái miếng bánh to hơn, thì con đã cảm thấy buồn bã và cho rằng ba mẹ không công bằng. Những vấn đề “rất trẻ con” ấy bị dồn nén lâu sẽ khiến cho con bị bùng nổ cảm xúc, rất có hại cho sự phát triển kỹ năng cảm xúc và kỹ năng xã hội của con.
Sự vỗ về kịp thời có thể giúp tình cảm gia đình thêm bền chặt
Để giải quyết triệt để vấn đề trẻ khóc ăn vạ, phụ huynh cần chú ý đến cảm xúc của con. Hãy dành ra chút ít thời gian để lắng nghe những mong muốn, những nỗi buồn của trẻ, qua đó cho trẻ biết rằng ba mẹ vẫn yêu con và luôn sẵn sàng ở bên cạnh giúp đỡ mỗi khi con cần. Ba mẹ giải quyết vấn đề khéo léo, con càng phát triển vững vàng về mặt cảm xúc.
Đồng thời, ba mẹ nên dạy con giải tỏa căng thẳng bằng những cách khác mà không phải khóc lóc để được chú ý. Các phương pháp ấy có thể là chơi đồ chơi, tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa cùng ba mẹ…
Các loại đồ chơi giúp phụ huynh ngừng việc trẻ khóc ăn vạ
Trước khi giải quyết việc trẻ khóc ăn vạ, phụ huynh nên khiến con ngừng khóc bằng cách phân tán sự chú ý của con. Ba mẹ có thể sử dụng các loại đồ chơi có âm thanh vui nhộn hoặc có các bài hát mà con yêu thích để cắt ngang lúc con khóc. Trẻ con vốn rất tò mò và hay quên, chỉ cần khiến con chú ý vào đồ chơi thì con sẽ quên ngay việc mình đang khóc.
Một chiếc đàn đầy màu sắc với âm thanh vui nhộn sẽ thu hút được trẻ
Bên cạnh đó, ba mẹ có thể đóng vai các nhân vật đồ chơi yêu thích của con. Ví dụ, phụ huynh có thể giả giọng và cầm Rồng thần chiến binh để trò chuyện và an ủi con, khi con đã nguôi ngoai thì hãy cho con một cái ôm thật chặt. Sau đó ba mẹ có thể dễ dàng trò chuyện cùng con để giải quyết vấn đề và ngừng hẳn việc trẻ khóc ăn vạ rồi.
Rồng thần chiến binh cực kỳ thân thiện có thể dỗ dành trẻ khóc ăn vạ
Trẻ khóc ăn vạ là vấn đề nhỏ nhưng lại có thể gây ra những hậu quả về sau. Để con phát triển một cách toàn diện, ngoài chú ý đến cơ thể thì phụ huynh cần để tâm tới cảm xúc của trẻ và giải quyết vấn đề một cách khéo léo khi sự việc chỉ mới phát sinh.