Hé lộ 3 dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp để phòng ngừa và giải quyết

20.02.2024   BTV dieu.tranthi
Hé lộ 3 dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp để phòng ngừa và giải quyết

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp thường khó thành công bởi trẻ luôn cảm thấy tự ti, gặp khó khăn trong cả vấn đề giao tiếp và ứng xử khiến các mối quan hệ xung quanh không suôn sẻ. Hoặc ngược lại, con quá kiêu ngạo về năng lực của bản thân và không nhận thức được khả năng của chính mình, vì thế không chịu đối mặt với hiện thực và sợ sệt trước những trở ngại trong cuộc sống.

Chính vì thế, ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi EQ - chỉ số cảm xúc - của trẻ, kịp thời phát hiện các bất thường trong quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc để có biện pháp hỗ trợ và cải thiện hiệu quả. Ba mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp sau đây để uốn nắn con từ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp: thường xuyên mất bình tĩnh

Dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp đầu tiên là về mặt kiểm soát cảm xúc. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng và thường thấy nhất nhưng dễ dàng bị phụ huynh bỏ qua, bởi họ cho rằng trẻ chỉ đang làm nũng và cần được chú ý. Sự thật là không, trẻ sẽ tiếp tục như thế nếu ba mẹ không dạy dỗ và uốn nắn từ bây giờ. Những đứa trẻ có chỉ số cảm xúc thấp thường hay khóc lóc, la hét, chống đối hoặc thậm chí là có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực, đập phá đồ đạc, tấn công những người xung quanh, nhất là khi không được đáp ứng nhu cầu.

Ba mẹ nên uốn nắn con từ sớm để tính cách trẻ hoàn thiện hơn khi lớn lên

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp sẽ xuất hiện rất sớm, từ khi chỉ mới 1 tuổi. Bé có chỉ số EQ thấp khó có thể kiểm soát cảm xúc của chính mình, không thể kiềm chế những cơn nóng giận nên dễ gây ra các hành vi sai lệch, không phù hợp. Những đứa trẻ này rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Đôi khi, chỉ cần một tình huống không như mong đợi như trời mưa vào ngày đi chơi, không còn sữa con thích uống trong tủ lạnh… cũng có thể khiến trẻ trở nên kích động, mất bình tĩnh.

Không chấp nhận sai lầm của bản thân, thích đổ lỗi

Dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp thứ 2 là trẻ thường có xu hướng tìm cách đổ lỗi cho người khác. Con không bao giờ chịu nhìn nhận lỗi sai của bản thân và không chấp nhận sự phán xét của bất cứ ai. Thêm vào đó, trẻ rất hay phàn nàn về mọi thứ xảy ra xung quanh và cảm thấy rằng không có điều gì có thể khiến mình hài lòng được. 

Các đứa bé xuất hiện dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp nói trên sẽ thiếu đi sự đồng cảm, con không quan tâm đến cảm xúc của người khác mà chỉ chăm chăm vào việc chỉ trích và đổ lỗi cho họ. Trường hợp tồi tệ nhất là khi trẻ hoàn toàn không ý thức được mình đang “xát muối vào vết thương” của người khác mà cho rằng đấy là sự thẳng thắn, thì thật sự rất khó để giải thích cho con hiểu. Sự hạn chế về trí tuệ cảm xúc khiến cho các bé kém tự tin và sợ phải nhìn nhận những lỗi sai của bản thân. Điều này dần khiến trẻ đánh mất các mối quan hệ tốt đẹp và khó đạt được thành công trong cuộc sống.

Trẻ thiếu hụt cảm xúc sẽ khá ích kỷ, thường xuyên chỉ trích và đổ lỗi

Khi phụ huynh chê bai, chỉ trích hoặc phàn nàn sẽ khiến cảm xúc của trẻ bùng nổ. Con có thể khóc lóc ăn vạ, gây ồn ào và khiến những lần nói chuyện sau này khó khăn hơn. Bởi vì trẻ cảm thấy mình không sai nhưng ai cũng cho rằng con chưa đúng, thậm chí đến ba mẹ cũng không đứng về phía mình. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp,  ba mẹ nên góp ý cho con về vấn đề một cách khéo léo và uyển chuyển. 

Không có khả năng chống chọi với thử thách

Trẻ em có các dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình huống và khó có thể nhận thức được những yếu tố gây áp lực. Ngược lại, những người EQ cao có xu hướng đưa ra quyết định tốt hơn, giữ bình tĩnh trước áp lực và căng thẳng, giải quyết xung đột một cách khéo léo, phản hồi tích cực trước những lời góp ý mang tính xây dựng, làm việc tốt với người khác và thể hiện khả năng lãnh đạo.

Những đứa trẻ có chỉ số cảm xúc thấp thường đi đôi với khả năng giải quyết vấn đề kém. Trẻ em không có khả năng tư duy linh hoạt và sáng tạo để tìm ra những phương pháp và giải pháp để đối phó với áp lực. Chính vì thế, trẻ sẽ khó tìm ra giải pháp hợp lý cho từng trường hợp, cuối cùng dẫn đến việc dễ suy sụp và trốn tránh mỗi khi gặp trở ngại. Ba mẹ cần hỗ trợ và hướng dẫn từng bước để con nhận được sự hỗ trợ kịp thời, qua đó nắm bắt được tình huống và học hỏi được kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng giao tiếp khi cần sự giúp đỡ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp: không chấp nhận được thất bại

Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu nhận biết trẻ có EQ thấp ở con, ba mẹ nên lập tức sử dụng các biện pháp để cải thiện tình trạng này thông qua việc trò chuyện, đồng hành và khai thông tư tưởng. Bạn có thể mua cho con các loại đồ chơi mô phỏng để nuôi dưỡng cảm xúc của con ngay từ khi còn bé nhằm cải thiện chỉ số EQ. Đừng quên tham khảo thêm bài viết Cách phát triển EQ cho trẻ để con trở nên vượt trội nhé!