Thời điểm nào dạy con về tiền bạc là tốt nhất?

20.02.2024   BTV dieu.tranthi
Thời điểm nào dạy con về tiền bạc là tốt nhất?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn nhỏ, không nên để con biết quá nhiều về tài chính. Tuy nhiên, dạy con về tiền bạc là cách để đảm bảo tương lai con biết cách chi tiêu và chăm lo cho cuộc sống. Hơn nữa, quản lý tiền bạc thành công chính là chìa khóa đảm bảo cho 1 cuộc sống sung túc.

Khi nào nên dạy con về tiền bạc?

Một trong những thời điểm tốt nhất để bắt đầu dạy con về tiền bạc là khi trẻ được 5 tuổi. Giai đoạn này giúp xây dựng những nền tảng vững chắc và các khái niệm cơ bản về tiền bạc. Ba mẹ nên bắt đầu dạy con về số tiền con cần phù hợp theo nhu cầu trong ngày bằng cách tạo ra các trò chơi và hoạt động giảng dạy phù hợp với độ tuổi. Qua đó, bạn có thể giúp con hiểu về giá trị của tiền, cách tiết kiệm và sự quyết định tài chính.

Bạn nên để con tiếp xúc với tiền bạc theo từng bước

Khi trẻ đã có kiến thức sơ bộ về tiền bạc bạn có thể mở rộng bằng việc giới thiệu các khái niệm cơ bản như tiền xu tiền giấy và giá trị của đồng tiền bạn cũng có thể dạy con cách tính toán và đếm tiền mệnh giá nhỏ.

Đến khi con thật sự hiểu rằng tiền là gì thì bạn có thể bắt đầu cho con tự quản lý một ngân sách nhỏ khi con bắt đầu có một số tiền dùng riêng Ví dụ như tiền tiết kiệm hoặc tiền tiêu vặt từ việc làm thêm hoặc giúp đỡ gia đình con sẽ có khả năng tự lập và ý thức về tài chính song song đó bạn có thể dạy con khái niệm thu thập thu nhập tiết kiệm và đầu tư cung cấp cho con một cái nhìn về các khía cạnh tài chính khác giúp con phát triển mục tư duy chi tiêu và đầu tư thông minh.

Cho con tiếp xúc với tiền bạc một cách phù hợp

Cách một đứa trẻ 6 tuổi tiếp xúc với tiền bạc sẽ khác với một đứa trẻ 10 tuổi về nhu cầu và mong muốn khi chi tiêu. Ba mẹ cần xác định được nhu cầu trong ngày của con để có thể dạy con về tiền bạc một cách đúng đắn. Thay vì cho con một khoảng trợ cấp tiền bạc thì bạn có thể cho con làm một việc nhỏ như quét nhà, lau bàn để kiếm tiền tiêu vặt.

Bạn cũng không nên cản con chi tiêu những gì mình muốn, chỉ khi con mắc lỗi nhỏ về tiền bạc thì con mới có thể rút kinh nghiệm được. Về phía phụ huynh, bạn nên cố gắng thực hiện những gì mà mình đã nói, không đưa ra những thông điệp lẫn lộn về tiền bạc cho trẻ. Ví như bình thường vẫn mua kẹo cho con, nhưng hôm nay lại bảo kẹo đắt lắm không mua được, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình dạy con về tiền bạc.

Tự mình tiêu tiền và tự mình mắc lỗi sẽ giúp con học hỏi về việc chi tiêu

Lợi ích đầu tiên khi con hiểu về giá trị của tiền bạc là bé sẽ có thói quen tiết kiệm tiền cũng như tiêu dùng thông minh, đặc biệt trẻ sẽ biết không phải muốn gì là có ngay lập tức. Ba mẹ cần phải nhấn mạnh vào việc tiêu tiền hợp lý, trau dồi những thói quen tốt và tự kiểm soát cuộc sống thông qua chi tiêu. Khi con lớn lên, những nền tảng về tiền bạc sẽ giúp con biết cách quản lý chi tiêu, tránh được nợ nần, đồng thời biết quý trọng những đồng tiền mình làm ra.

Các trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý chi tiêu

1. Dạy trẻ chơi cờ tỷ phú

Cờ tỷ phú dạy trẻ em về các khái niệm cơ bản của tài chính như giá trị của tiền, cách tiết kiệm và đầu tư. Trong quá trình chơi, trẻ sẽ phải đưa ra quyết định về cách sử dụng tiền của mình, từ việc mua bất động sản, đầu tư vùng đất nào để sinh lời. Để trở thành người chiến thắng cuối cùng trẻ sẽ dần học được cách quản lý tiền bạc và đưa ra những quyết định tài chính thông minh.

Chơi cờ tỷ phú là cách hay để dạy con về tiền bạc

Cờ tỷ phú cho phép trẻ em trải nghiệm khía cạnh rủi ro và lợi nhuận to lớn của việc đầu tư. Trẻ sẽ nhận thức được rằng việc đầu tư mà không tính toán sẽ dẫn đến rủi ro phá sản rất cao, và không phải lúc nào tiết kiệm tiền cũng sẽ tốt hơn đầu tư. Với 1 bộ cờ tỷ phú, bạn có thể dạy con về tiền bạc, cách đánh giá tình huống và thị trường.

2. Cho trẻ chơi đi siêu thị

Trò chơi Đi siêu thị sẽ giúp con hiểu rõ về mệnh giá và giá trị của vật dụng khi đi mua sắm sẽ có rất nhiều sản phẩm khác nhau Bạn có thể dẫn dắt con so sánh giá cả và chất lượng của các sản phẩm để đưa ra quyết định cuối cùng 

Ba mẹ cũng nên lưu ý cho con: Không phải sản phẩm đắt lúc nào cũng tốt và không nên mua đồ vượt quá ngân sách của mình. Trước khi đi siêu thị, hãy giới hạn số tiền con có thể chi tiêu đồng thời khuyến khích con quản lý tiền bạc bằng ngân sách mà mình đã đặt ra.

Việc dạy con về tiền bạc là một quá trình dài, cần sự dìu dắt của ba mẹ cũng như khả năng hiểu biết của con. Bạn bắt đầu hướng dẫn con cách chi tiêu càng sớm thì sẽ càng mang lại những lợi ích to lớn trong tương lai. Bạn nên tận dụng các thời điểm thích hợp như đã đề cập ở trên để dạy con hiểu về tiền bạc và giúp con trở thành người biết quản lý tài chính thành công.