5 bí quyết giúp xóa bỏ nỗi sợ bác sĩ cho bé nhà bạn

06.06.2023   BTV dieu.tranthi
5 bí quyết giúp xóa bỏ nỗi sợ bác sĩ cho bé nhà bạn

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Các loại bệnh phát sinh ngày càng nhiều, gây nguy hại cho sức khỏe và sự phát triển của con. Tiêm các loại vắc xin để trẻ có sức chống chọi trước các tác động của môi trường như thời tiết và tia UV hay tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus…

Tuy nhiên, có nhiều bé cực kỳ sợ bác sĩ cũng như sợ tiêm thuốc. Nhiều bé chỉ cần nghe tới từ bác sĩ thôi là đã bật khóc hoặc trở nên cực kỳ chống đối. Giải pháp nào cho nỗi sợ bác sĩ này đây? Cùng chúng tôi tham khảo qua 5 biện pháp sau.

Luôn đồng hành cùng con mỗi lần đi khám

Để giúp trẻ giảm bớt nỗi sợ bác sĩ, ba mẹ hãy cùng con đến nơi khám bệnh. Trẻ có thể cảm thấy bị tổn thương khi ba mẹ không phải là người đầu tiên đi cùng mình. Người thân thuộc nhất ở bên cạnh sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn trong 1 môi trường lạ lẫm. Hơn nữa, khi cảm thấy đau lúc được tiêm thuốc, trẻ có thể sẽ khóc ầm lên, ba mẹ cần kịp thời an ủi và vỗ về để con không có chướng ngại tâm lý với việc tiêm thuốc.

Dần dần con sẽ quen với việc gặp bác sĩ, trong các lần khám sau, dù cho người đi cùng không phải ba mẹ mà là họ hàng thì trẻ cũng sẽ không hoảng loạn hay làm ra những phản ứng quá khích.

Hãy thành thật với trẻ để giảm bớt nỗi sợ bác sĩ

Rất nhiều ba mẹ nghiêm trọng hóa việc đi khám để hù dọa trẻ. Những câu nói như “Con không ngồi yên khám bệnh là sẽ bị tiêm” hay “Con mà nghịch ngợm là mẹ bảo bác sĩ tiêm đau hơn”... khiến con ngày càng sợ bác sĩ. Thay vào đó, ba mẹ nên xây dựng một hình tượng tốt đẹp cho bác sĩ. Họ là những “thiên thần áo trắng” cứu người, giúp mọi người khỏe mạnh như siêu nhân. Tạo cho con ấn tượng tốt và bầu không khí tích cực trước khi đến bệnh viện sẽ giúp con không sợ bác sĩ nữa.

Lúc trẻ lo lắng hỏi lần này có cần phải tiêm thuốc không, hãy cho con một đáp án trung thực. Việc nói dối chỉ khiến trẻ mất lòng tin về các câu nói của ba mẹ, đồng thời cũng không nên khiến con cảm thấy việc tiêm rất đau. Hãy xoa dịu trẻ bằng một cái ôm ấm áp hay những lời dỗ dành dịu dàng. Đặc biệt, ba mẹ có thể cổ vũ con rằng tiêm thuốc mới giúp trẻ khỏe mạnh như siêu nhân, có thể đi chơi ở bất cứ nơi nào mà con muốn.

Thưởng cho con một món quà nhỏ

Sau khi tiêm thuốc xong, ba mẹ cần khen con thật dũng cảm, để lưu giữ cảm giác tự hào mỗi lần đi khám của con. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể thưởng cho con các món quà nho nhỏ như một món đồ chơi hay một cái kẹo để tạo ra các trải nghiệm vui vẻ mỗi lần trẻ đi khám.

Khi trở về nhà, hãy cùng con trò chuyện về việc đi tiêm hôm nay, để kịp cho phép con mời bạn sang nhà chơi vào ngày hôm sau hoặc cho con đi chơi ở chỗ mà con thích cũng là yếu tố tạo nên sự thú vị mỗi lần đi khám, để con không còn sợ việc gặp bác sĩ nữa. Chỉ nên áp dụng cách này trong những lần đầu, bởi nhận được phần thưởng quá nhiều lần sẽ làm trẻ  cảm thấy nhận được quà mỗi lần đi khám là tất yếu, việc này sẽ bất lợi cho quá trình xóa bỏ nỗi sợ bác sĩ.

Sử dụng đồ chơi nhập vai bác sĩ

Trước khi đến phòng khám, con có thể làm quen với các dụng cụ mà bác sĩ sử dụng bằng bộ đồ chơi nhập vai bác sĩ. Bé có thể tự hóa thân thành bác sĩ để khám cho các em búp bê hay thú cưng trong nhà. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy nghề nghiệp này thân thuộc hơn và bớt đi nỗi sợ bác sĩ. Ba mẹ nên hướng dẫn cho con tên gọi chính xác của các thiết bị để trẻ ghi nhớ và không bị bối rối mỗi lần bác sĩ và y tá kiểm tra cho con.

Ngoài ra, phụ huynh có thể trực tiếp minh họa cho con bằng bộ đồ chơi nhập vai bác sĩ để bé biết mình sẽ phải trải qua những gì. Làm mẫu từng hành động trước để con dũng cảm hơn khi đối mặt với việc đến bệnh viện. Ba mẹ lưu ý, hãy sử dụng những câu nói gần gũi để con làm quen dần. Con cần được tiếp xúc với bộ đồ chơi nhập vai có đầy đủ các dụng cụ như kim tiêm, kéo cắt chỉ, ống nghe…Ba mẹ nên sử dụng các sản phẩm chính hãng đến từ 2 thương hiệu BATTAT hay ECOIFFIER, với chất liệu nhựa cao cấp, an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Chú tâm trong việc lựa chọn bác sĩ cho con

Một phần nỗi sợ bác sĩ của con có thể bắt nguồn từ việc bác sĩ quá nghiêm khắc. Đối với các bệnh nhân nhí, hãy ưu tiên chọn lựa những bác sĩ thích tương tác với trẻ cũng như hay cười nói để con bớt căng thẳng. Hơn nữa các bác sĩ ưu tú sẽ biết cách làm thế nào để giải thích các thuật ngữ một cách đáng yêu để trẻ hiểu và không lo lắng nữa.

Thêm vào đó, môi trường tại phòng khám không nên quá nghiêm túc mà cần phải tạo cho trẻ cảm giác ấm áp và an toàn, chỉ như thế thì con mới không sợ bác sĩ và tin tưởng mình sẽ khỏe mạnh khi đi khám.

Trên đây là 5 cách để “diệt trừ” nỗi sợ bác sĩ của con. Ba mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng và vận động để con luôn khỏe mạnh và năng động trong cuộc sống nhé.