Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo rất cần được phát triển khả năng ngôn ngữ như nói chuyện, mô tả… Đương nhiên con không thể tự mình làm được điều đó, ba mẹ cần hỗ trợ con về mặt giao tiếp trong suốt quá trình này. Ngoài tương tác với con bằng cách nói chuyện, ba mẹ có thể tham khảo các trò chơi phát triển ngôn ngữ sau đây để giờ tập nói thêm hào hứng.
Hoa tìm lá - Lá tìm hoa
Bạn cần chuẩn bị những tấm bìa cứng và một Bộ Bút Chì Màu Tropical Jungle - 24 màu CLEVERHIPPO COPEN2401 cho trò chơi phát triển ngôn ngữ này. Đầu tiên, vẽ hình bông hoa và chiếc lá lên tấm bìa cứng, sau đó cắt ra. Tiếp theo, bạn đánh số và chữ cái lên hoa và lá sao cho mỗi chữ cái/con số trên bông hoa sẽ tương ứng với chữ cái trên lá. Trò chơi vừa giúp trẻ làm quen, nhận biết với bảng chữ cái và các con số cơ bản, vừa rèn luyện khả năng quan sát và phản xạ.
Trò chơi phát triển ngôn ngữ này có 2 cách chơi, 1 cách là ba mẹ chia số hoa và số lá ra làm 2 bên. Sau đó, bé sẽ chọn lấy 1 bông hoa bất kỳ rồi ba mẹ sẽ cùng bé vỗ tay và hát xong một bài. Khi bạn hô khẩu lệnh “Hoa tìm lá” thì bé sẽ đi tìm chiếc lá có chữ cái tương ứng với bông hoa trên tay.
Ghi chữ cái hoặc đánh số lên các bông hoa + chiếc lá rồi phát cho bé
Cách chơi thứ 2 dành cho nhà có nhiều trẻ con hoặc bạn có thể nhờ cô giáo mầm non cho con chơi tại lớp.
Bước 1: Xếp các bé thành 2 nhóm, nhóm 1 sẽ được phát cho một chiếc lá và nhóm còn lại phát cho bé hình bông hoa.
Bước 2: Ba mẹ cho các bé đi thành vòng tròn, vừa đi vừa cùng nhau hát múa, rồi bất ngờ hô lên “Hoa tìm lá” hoặc “Lá tìm hoa”. Khi ấy, bé sẽ tìm bạn có cùng con số/chữ cái với mình. (Ví dụ: bạn nào cầm lá chữ C thì cần tìm bạn có hoa chữ C)
Trò chơi phát triển ngôn ngữ chiếc túi thần kỳ
Ba mẹ chuẩn bị một chiếc túi tote hoặc một chiếc túi nilon, bên trong có đặt các món đồ chơi nhỏ của trẻ như: xoong, chảo, rau củ quả, thìa, ấm nước, chén... trong Bộ dụng cụ nhà bếp (45 món).
Cách chơi
Bước 1: Bạn cho đồ chơi vào chiếc túi sao cho trẻ không nhìn thấy những món đồ có trong túi.
Bước 2: Ba mẹ hướng dẫn trẻ thò tay vào trong túi rồi nắm lấy một món đồ bất kỳ, trẻ sẽ phải mô tả món đồ ấy và đoán tên của đồ vật.
Bước 3: Nếu món đồ trẻ lấy ra đúng với đồ đã đoán thì con được 1 điểm, khi đủ 10 điểm thì ba mẹ có thể thưởng cho con một món quà nhỏ.
Trẻ sẽ phải sờ để cảm nhận đồ vật trong tay, qua đó mô tả và đoán xem vật đó là gì
Trò chơi phát triển ngôn ngữ này vừa tăng khả năng quan sát, vừa phát triển khả năng liên tưởng và các giác quan cho trẻ. Trong quá trình chơi, con sẽ phải suy nghĩ và sắp xếp cầu từ để diễn đạt cho đúng, từ đó con có thể nói chuyện linh hoạt hơn.
Xem ai gọi nhanh hơn
Đây là trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non rất được ưa chuộng bởi bạn chỉ cần chuẩn bị những bức tranh chủ đề con vật, rau củ quả… là được. Trò chơi ngôn ngữ này sẽ tăng khả năng quan sát và ghi nhớ của bé, đồng thời tạo nên phản xạ nhanh nhẹn cho não. Nhờ vậy, trẻ vừa nói chuyện lưu loát vừa suy nghĩ mạch lạc hơn.
Trò chơi này sẽ cần sự tham gia của tối thiểu 2 bé, ba mẹ sẽ giơ từng tranh lên và hỏi xem “Đây là cái gì?”. Các bé sẽ giơ tay lên cao để giành quyền trả lời, bé nào trả lời được nhiều tranh nhất sẽ là người chiến thắng.
Ba mẹ có thể chọn bất kỳ chủ đề nào con quen thuộc để bé thích thú với trò chơi hơn
Âm thanh muôn loài
Ba mẹ có thể sử dụng mô hình con vật hoặc các bức tranh/ảnh động vật để bắt đầu trò chơi phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. “Âm thanh muôn loài” sẽ tăng cường khả năng quan sát và lắng nghe các sự vật xung quanh con, đặc biệt là âm thanh động vật. Song song đó, con cũng phản xạ nói nhanh hơn khi nhận được hiệu lệnh của ba mẹ.
Ba mẹ sẽ giơ ảnh của một con vật bất kỳ và yêu cầu con mô phỏng âm thanh của loài động vật đó. Ví dụ giơ con gà lên và hô: "Gà trống kêu”, bé cần phát ra âm thanh “Ò ó o o” của chú gà. Nếu mẹ giơ con bò lên và tiếp tục hô: “Bò kêu”, bé sẽ phát ra âm thanh “Ụm bòooo” của con bò. Trò chơi sẽ được tiếp tục khi mẹ thay đổi con vật và hiệu lệnh.
Con sẽ nghe tên của loài vật và học theo tiếng kêu của con vật đó
Trò chơi ghi nhớ
Trong phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, việc tăng trí nhớ là không thể thiếu. Vậy nên ba mẹ hãy cho con thử ngay trò chơi phát triển ngôn ngữ dạng ghi nhớ bằng cách chuẩn bị một bức tranh với chủ đề mà con quen thuộc: khu rừng, thú cưng, các loại xe, đồ ăn…
Bước 1: Ba mẹ giơ tranh lên và cho phép bé quan sát bức tranh trong khoảng 1 - 2 phút Bước 2: Bạn che bức tranh lại rồi yêu cầu trẻ kể tên những con vật có trong tranh mà con nhớ được, trẻ kể được con nào thì mẹ sẽ dùng bút khoanh con đó lại.
Bước 3: Ba mẹ lật bức tranh lên và cho trẻ kiểm tra xem con đáp đúng được bao nhiêu.
Bạn cũng có thể giở một trang sách về động vật bất kỳ và yêu cầu trẻ ghi nhớ
Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian: Tập tầm vông
Các trò chơi dân gian có những bài vè với nhịp điệu rất thú vị chắc chắn là trò chơi phát triển ngôn ngữ được mọi người ưa chuộng.
Bước 1: Ba mẹ hãy cùng bé hát bài “Tập tầm vông”:
“Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho đúng
Tập tầm vó tay nào có tay nào không
Có có không không.”
Bước 2: Bạn chọn một món đồ nho nhỏ để nắm trong lòng bán tay, 1 bên tay có 1 bên tay không.
Bước 3: Giơ tay về phía trước và xoay vòng tròn theo nhịp bài hát, đến câu: “Có có không không”, ba mẹ giơ tay ra để cho bé đoán đồ vật ở tay nào, nếu bé đoán đúng thì bé là người thắng lượt chơi này.
Đoán xem viên kẹo nằm trong bàn tay nào
Các trò chơi phát triển ngôn ngữ quả thật là sự lựa chọn hoàn hảo trong quá trình dạy con giao tiếp. Trẻ sẽ không thấy nhàm chán mà ngược lại, con vô cùng tích cực tham gia vào các trò chơi. Bạn có thể áp dụng mỗi trò chơi bên trên theo tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.