Bộ đồ chơi nhà bếp sẽ đặt nền tảng cho con trong việc nấu nướng, giúp trẻ thư giãn và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Các hoạt động nấu nướng hay pha chế trong lúc chơi có thể giúp trẻ có thể tạo ra những khoảnh khắc thú vị và đầy màu sắc.
Với sự hỗ trợ của các bộ đồ chơi nhập vai, trẻ sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng khả năng của mình, đồng thời trở nên tự tin và năng động hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Đồ chơi nhà bếp có thể giúp bé học nhiều điều hay
Phụ mẹ nấu ăn có thể giúp bé khám phá những kiến thức lý thú trong việc nấu ăn và chuẩn bị thực phẩm. Tuy thế, tính trẻ vốn tò mò, nếu con không nghe lời mẹ trong lúc nấu nướng thì gian bếp sẽ trở thành nơi vô cùng nguy hiểm. Để con tìm hiểu thêm về các vật dụng cũng như cách nấu một cách an toàn, ba mẹ có thể tham khảo bộ đồ chơi nhà bếp với đầy đủ các vật dụng được thiết kế tinh xảo, giúp con trải nghiệm cảm giác như đang sử dụng dụng cụ nhà bếp thật.
Bộ đồ chơi nhà bếp cho phép trẻ em tự tạo ra các món ăn giả và tự do phát minh ra công thức mới. Bé có thể học hỏi công thức nấu ăn từ mẹ, đồng thời tự chế ra món mới. Việc này giúp phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ và hỗ trợ con tăng sự tự tin. Mỗi một công thức mới ra đời, con sẽ càng tin tưởng vào bản thân, tin rằng mình có thể làm được nhiều việc hơn thế.
Việc dọn dẹp sau khi nấu ăn xong là tất yếu, để chén dĩa luôn sạch tinh tươm và sẵn sàng cho lần nấu ăn sắp tới. Bộ đồ chơi nhà bếp có thể giúp bé học được tính ngăn nắp và cách quản lý vật dụng sao cho gọn gàng.
Ba mẹ hãy chọn những bộ đồ chơi chất lượng và an toàn cho trẻ
Bộ đồ chơi nhà bếp cho trẻ luôn luôn phải đảm bảo được yếu tố về thiết kế và chất liệu. Vẻ ngoài của đồ chơi cần phải tương đồng với đồ dùng thật để con không bị chán, đồng thời để con học thêm kiến thức về những vật nào không được phép sử dụng khi không có sự giám sát của ba mẹ, ví như dao, kéo hay các thiết bị điện. Chất liệu nên được làm từ nhựa cao cấp an toàn với làn da của trẻ, các góc cạnh của đồ chơi phải được mài nhẵn để bé tận hưởng những giờ vui chơi thoải mái.
Ba mẹ nên chọn các bộ đồ chơi nhà bếp chính hãng, màu sắc chuẩn để trẻ có thể nhận biết chính xác màu sắc ngay lần đầu dùng thử. Hơn nữa, các dụng cụ nấu ăn được sắp xếp gọn gàng sẽ tạo nên sự hài hòa về màu sắc.
Trẻ em vốn rất thích sáng tạo ra tình huống và hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau. Ba mẹ có thể đóng vai thực khách để “đầu bếp nhí” đáng yêu có thể thỏa sức nhập vai vào các vai trò mới. Nếu con chỉ mới tập làm quen với việc nấu nướng, ba mẹ nên chọn cho con bộ nhà bếp đầu tiên hoặc bộ dụng cụ nhà bếp 42 món. Tada! Một đầu bếp gia đình đã xuất hiện. Đây là 2 bộ đồ chơi nhà bếp cơ bản, giúp con hiểu rằng nấu ăn cần đồ gia dụng nào, món ăn nên được xếp trong đĩa nào…
Khi con đã quen với các dụng cụ cơ bản, ba mẹ có thể cho con trải nghiệm các bộ đồ chơi với nhiều món đồ hơn. Trong trường hợp con muốn đóng vai một người người thợ làm bánh tài ba, có thể nướng được những mẻ bánh thơm nức mũi và pha chế những ly cà phê đậm đà, bộ nhà bếp khổng lồ 3 trong 1 sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Hoặc giả như trẻ muốn trở thành người bán đồ ăn sáng, thì đồ chơi bữa ăn sáng dinh dưỡng với các món như bánh kếp, bánh croissant và sinh tố sẽ là menu để phục vụ các thực khách đáng mến.
Để bé hóa thân thành các nhân vật mới lạ
Phụ huynh cũng có thể tạo ra các tình huống như: món ăn bị nguội, thức ăn chưa hợp khẩu vị… để thử thách bé, trẻ sẽ học được kỹ năng xử lý vấn đề trong các tình huống như thế. Đặc biệt, nếu trẻ vốn kén ăn, thông qua bộ đồ chơi nhà bếp ba mẹ có thể hướng dẫn cho con về một chế độ ăn khoa học, để phát triển một lối sống lành mạnh cho con từ nhỏ.
Việc đóng vai và sáng tạo các hoạt động trong lúc chơi sẽ là nền tảng để phát triển tư duy cho con sau này, song song đó con sẽ học được cách giao tiếp trong từng vai trò. Nhờ vậy, trẻ có thể đồng cảm với nhiều hoàn cảnh khác nhau, khả năng cảm xúc (EQ) lẫn trí tuệ (IQ) cũng được cải thiện rất nhiều.
Khi ba mẹ cũng hòa mình vào trò chơi này, con sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Qua đó, tình cảm gia đình cũng càng thêm gắn kết bởi phụ huynh có thể đồng hành trong quá trình trưởng thành của trẻ từ những việc nhỏ nhất. Và cuối cùng, khi trẻ đã quen thuộc với vật dụng nhà bếp cũng như các bước nấu ăn, mẹ có thể cho con vào bếp phụ giúp thật sự rồi.