Ba mẹ nào cũng muốn con mình có thể nói chuyện lưu loát và nói thật sõi, vậy nên họ thường dạy con tập nói ngay từ sớm. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, việc dạy trẻ tập nói trở nên khó khăn, ví dụ như màng não của bé bị tổn thương dẫn đến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ hay ba mẹ bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để tập cho bé cách nói chuyện. Việc dạy trẻ chậm nói có thể khiến ba mẹ mệt mỏi, để giúp đỡ ba mẹ trong quá trình nuôi con, Mykingdom sẽ chia sẻ cho bạn cách dạy bé tập nói hiệu quả.
Trò chuyện với con nhiều hơn
Một trong những cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng vô cùng hữu dụng chính là giao tiếp với con qua nhiều chủ đề. Ba mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện cùng con, dù cho khi ấy bé vẫn chưa biết nói. Các bé sơ sinh vốn rất nhạy cảm với âm thanh, con sẽ đưa mắt nhìn theo hoặc cố gắng vươn cổ lên khi có âm thanh. Lúc này, chỉ cần ba mẹ thường xuyên nói chuyện với con bằng các từ đơn giản như: baba, mama, bà,... thì trẻ sẽ bắt chước và nói theo ba mẹ.
Khi dạy trẻ chậm nói ở độ tuổi lớn hơn, ba mẹ nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một, kết hợp với các động tác tay chân và biểu cảm gương mặt khi nói chuyện với con để trẻ học được cách nói chuyện. Bạn nên nói chuyện với con mọi lúc, kể cả khi cho trẻ tắm, cùng trẻ chơi đùa… khi phát hiện thấy dấu hiệu trẻ bị chậm nói.
Giao tiếp là cách để dạy trẻ chậm nói bật âm tốt hơn
Phương pháp này không có hiệu quả trên tất cả trẻ em, nếu con vẫn chưa tập nói được thì ba mẹ cũng đừng nản lòng mà hãy kiên nhẫn thực hiện việc nói chuyện với trẻ để khuyến khích khả năng phát âm của con.
Làm gì khi trẻ chậm nói? Đọc sách cho con nghe
Sách chính là cầu nối cho trí tưởng tượng của con với thế giới xung quanh, vừa cung cấp kiến thức về những điều mới mẻ, lại chẳng bao giờ cười chê dù con có đọc sai. Hơn nữa, sách cho trẻ em thường có rất nhiều màu sắc bắt mắt và thu hút, vậy nên những cuốn sách trở thành người thầy tận tâm nhất khi dạy trẻ chậm nói.
Ba mẹ có thể đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, những vần thơ nhịp nhàng để giúp trẻ làm quen với từ vựng mới. Song song đó, ba mẹ sử dụng sách ảnh sau đó chỉ vào từng sự vật rồi gọi tên để giúp trẻ ghi nhớ và liên tưởng vật ấy ở thế giới thực.
Ba mẹ nên chọn những đầu sách có nội dung phù hợp với sở thích của trẻ
Không bắt chước cách nói chuyện của trẻ
Việc phát âm không chuẩn, nói ngọng hoặc nói líu lưỡi là điều phổ biến và không đáng lo ngại. Điều này thường xảy ra do cơ quan phát âm và khả năng điều chỉnh của trẻ trong quá trình phát triển vẫn chưa được hoàn thiện.
Thời kỳ đầu dạy trẻ chậm nói, rất nhiều phụ huynh mắc phải sai lầm này: ba mẹ nhại theo những từ con đọc sai vì cảm thấy rất dễ thương. Việc bắt chước có thể làm cho trẻ cảm thấy cách nói của mình là đúng đắn, từ đó làm giảm sự nhận thức về việc phát âm sai và thậm chí tạo ra thói quen sai lầm.
Hạn chế cho trẻ dùng điện thoại, xem tivi
Việc cho trẻ sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử, đặc biệt là ở độ tuổi nhỏ, có thể có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ em thường dễ bị lôi cuốn bởi những hiệu ứng hình ảnh đa dạng và âm thanh hấp dẫn từ các thiết bị điện tử, từ đó dẫn đến việc họ dành ít thời gian cho việc tương tác với môi trường xung quanh và thậm chí là việc tập nói.
Dừng lại ngay nếu bạn đang sử dụng thiết bị điện tử như công cụ chủ yếu để dạy trẻ chậm nói
Mặc dù có nhiều ứng dụng và chương trình giáo dục trên điện thoại được thiết kế để giúp trẻ học hỏi và phát triển, việc sử dụng quá mức có thể làm mất cân bằng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ. Trẻ cần có cơ hội để tương tác với môi trường xung quanh, giao tiếp với người thân và bạn bè, và tiếp xúc với các tình huống thực tế để phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và toàn diện hơn.
Cùng nhau học hát
Hát cho trẻ nghe hàng ngày là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình dạy trẻ chậm nói. Những bài hát với giai điệu vui tươi không chỉ tạo ra môi trường vui vẻ, ấm áp và gắn kết tình cảm của gia đình, mà còn có tác dụng lớn trong việc giúp trẻ nhớ từ mới một cách hiệu quả.
Khi trẻ nghe những bài hát phù hợp với độ tuổi và sở thích của mình, con thường sẽ tự động tham gia vào quá trình học một cách tự nhiên mà không cần thúc ép. Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hát cho trẻ nghe có thể giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn và khả năng tập trung của trẻ.
Tụ tập ca hát khuyến khích con phát âm và trở nên vui vẻ hơn
Khuyến khích trẻ nói lên vấn đề cần giải quyết
Trẻ chậm nói có xu hướng biểu thị nhu cầu của mình bằng những tiếng ê a không rõ hoặc bằng ngôn ngữ cơ thể. Để dạy trẻ chậm nói và giúp con phát âm lưu loát hơn, ba mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn con mô tả vấn đề mình gặp phải bằng lời nói.
Ví dụ: Nếu trẻ liên tục lấy tay làm hành động uống nước, thay vì đi lấy nước cho con ngay lập tức thì ba mẹ nên kiên nhẫn hỏi: “Con cần gì? Con muốn uống nước phải không? Vậy con lặp lại theo mẹ: Con muốn uống nước nào!” Phương pháp này rất tốt trong việc dạy trẻ chậm nói tại nhà, nhưng yêu cầu phụ huynh phải thật kiên trì.
Tạo môi trường để giao tiếp nhiều hơn
Phụ huynh dạy trẻ chậm nói có xu hướng chỉ dạy tại nhà vì lo ngại con phát âm sai sẽ khiến bạn bè cười chê và trở nên tự ti. Tuy nhiên làm điều ngược lại mới là cách chính xác. Trẻ em chậm nói cần có một môi trường tốt hơn để luyện nói.
Đặc biệt là trong giai con phát triển ngôn ngữ đầu đời, trẻ cần được tiếp xúc với các loại tương tác xã hội thực tế, nơi mà họ có thể thực hành và áp dụng những kỹ năng ngôn ngữ đang học được. Thay vì để trẻ ở nhà, ba mẹ nên cho con tham gia vào các môi trường tích cực như: hoạt động ngoại khóa, khu vui chơi, học nhóm….
Cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa còn đem đến rất nhiều lợi ích về mặt kỹ năng
Mykingdom đã chia sẻ cho bạn những cách dạy trẻ chậm nói đơn giản tại nhà . Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng không mong muốn của trẻ, để con phát triển tốt hơn trong một môi trường lành mạnh.