Với bản tính hay hiếu kỳ với thế giới xung quanh, trẻ nhỏ thường rất dễ bị mất tập trung khi học. Bên cạnh đó, trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên dẫn đến việc lơ là, không chú ý lời thầy cô, ba mẹ giảng dạy. Vậy làm thế nào để rèn luyện sự tập trung cho trẻ? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Sự tập trung là gì?
Tập trung là trạng thái hoạt động của não bộ. Trong đó, người tập trung sẽ dồn hết sự chú ý của mình vào một chủ đề, một đối tượng hay một suy nghĩ nhất định mà không để những điều xung quanh làm xao lãng.
Lợi ích của việc rèn luyện sự tập trung cho trẻ
Giúp trẻ đạt hiệu quả học tập tốt
Những bé có khả năng tập trung cao thường dễ đạt được thành tích học tập tốt. Vì chỉ khi tập trung chú ý, bé mới có thể lắng nghe và lĩnh hội được các kiến thức mà thầy cô truyền tải. Từ đó trẻ vận dụng và giải quyết các bài tập một cách hiệu quả nhất.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho bé
Để rèn luyện sự tập trung cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Ba mẹ cần phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết. Hơn nữa, bản thân ba mẹ cũng cần phải chấp hành kỹ luật do mình đặt ra để giúp bé đi vào nề nếp. Chẳng hạn ba mẹ có thể lập thời biểu cho bé hợp lý, vừa cân bằng giữa việc chơi và học, vừa có sự thưởng phạt phân minh. Có như vậy bé mới thực hiện tốt và nâng cao trách nhiệm của bản thân.
Khả năng tiếp thu kiến thức tốt
Khi trẻ có sự tập trung cao, trẻ sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Nhờ đó mà trẻ tiếp thu kiến thức tốt, giúp thành tích học tập trở nên vượt trội.
Những cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ
Tùy vào từng độ tuổi mà khả năng tập trung của trẻ khác nhau. Ba mẹ nên rèn luyện sự tập trung cho trẻ từ lúc bé bắt đầu vào lớp 1 với những phương pháp phù hợp. Dần dần khả năng này của trẻ sẽ được cải thiện theo thời gian. Dưới đây là những cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ ba mẹ có thể áp dụng.
Rèn luyện sự tập trung cho trẻ theo từng bước
Trẻ càng nhỏ thì khả năng tập trung càng kém. Chẳng hạn như trẻ từ 3-5 tuổi chỉ tập trung từ 7-15 phút. Vì vậy ba mẹ không nên nóng vội ép con phải tập trung sự chú ý trong thời gian dài. Thay vào đó ba mẹ hãy kiên nhẫn rèn luyện sự tập trung cho trẻ một cách tuần tự theo từng bước cụ thể.
Rèn luyện sự tập trung cho trẻ từ những việc trẻ hứng thú
Trẻ nhỏ chỉ tập trung khi chúng được làm những việc chúng quan tâm và yêu thích. Do đó, ba mẹ hãy bắt đầu rèn luyện sự tập trung cho trẻ bắt đầu từ việc trẻ hứng thú. Nếu con là đứa trẻ hiếu động, ba mẹ không nên ép trẻ học thuộc thơ. Thay vào đó, hãy cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao thú vị. Còn bé yêu thích nghệ thuật, thì cho bé học vẽ là gợi ý lý tưởng để rèn luyện sự tập trung cho trẻ.
Rèn luyện sự tập trung cho trẻ bằng các trò chơi
Cho trẻ tham gia trò chơi là một trong những cách rèn luyện sự tập trung đơn giản mà hiệu quả. Ba mẹ có thể bày một vài món đồ chơi trên bàn để trẻ đếm số lượng, đọc tên các loại đồ vật. Sau đó, ba mẹ giấu một vài món và hỏi con đồ vật nào không còn trên bàn nữa.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể cùng con chơi các để rèn luyện tính tập trung như đồ chơi lắp ráp LEGO, ghép hình, tìm điểm khác biệt trong tranh... Tuy nhiên, ba mẹ chú ý không nên cho con chơi quá nhiều đồ chơi cùng lúc. Vì khi xung quanh có quá nhiều đồ chơi thì trẻ dễ mất tập trung. Sự lựa chọn càng ít càng thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của trẻ.
Lặp đi lặp lại để tăng tính tập trung cho trẻ
Ba mẹ hãy cùng con thực hiện một việc gì đó lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Điều này không chỉ tạo thói quen tốt mà còn tăng cường sự chú ý của trẻ. Chẳng hạn trẻ thích nghe kể chuyện mỗi tối trước khi ngủ, mẹ hãy kể lại nhiều lần một câu chuyện để trẻ ghi nhớ các chi tiết và tăng tính tập trung.
Khuyến khích trẻ hoàn thành mọi công việc
Khi trẻ thực hiện một công việc nào đó, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ hoàn thành xong trước khi làm việc khác. Ví dụ, bé nên tô màu hoàn chỉnh bức tranh hay lắp ráp xong bộ LEGO thì mới nghe kể chuyện. Việc hoàn thành công việc là điều quan trọng để phát triển tính tập trung cho trẻ.
Hạn chế thời gian xem tivi và các thiết bị điện tử
Tivi, các thiết bị điện tử sẽ làm giảm khả năng tập trung tự nhiên của trẻ. Hãy khuyến khích và tạo điều kiện cho bé tham gia nhiều hoạt động bổ ích để nâng cao khả năng tập trung.
Tránh để bé bị làm phiền
Khi bé đang tập trung chơi lắp ráp LEGO, ghép hình hay lắp ráp xe ô tô, tô màu... thì ba mẹ không nên ngắt quãng bé. Điều này sẽ giúp bé tăng cường khả năng tập trung và sự chú ý để hoàn thành công việc tốt nhất.
Khả năng tập trung cũng là một kỹ năng sống cần thiết của bất cứ đứa trẻ nào. Vì vậy ba mẹ nên rèn luyện sự tập trung cho trẻ ngay từ nhỏ. Có như vậy trẻ sẽ dễ dàng đánh bại những tác động xung quanh để tiếp thu kiến thức, đạt kết quả học tập tốt và thành công hơn trong cuộc sống. Đừng quên theo dõi mục "Cẩm nang" của Mykingdom để xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác.